Sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập có thể bị phạt vì những vi phạm nào?

2024/07/19

DịchVụKếToán-Kiểmtoán TintứcTàichính

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sự minh bạch và chính xác của báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng kiểm toán độc lập không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính trung thực trong các con số mà còn xây dựng lòng tin vững chắc với các cổ đông và đối tác. Đồng thời, kiểm toán viên độc lập còn hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn mực kế toán, từ đó tạo dựng uy tín và phát triển bền vững trên thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý và cẩn thận một số điều khi sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập.

1. Kiểm toán độc lập là gì?

Điều 5, Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 đã đưa ra các khái niệm liên quan đến Kiểm toán độc lập như sau:
“Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán."
Trong đó:
  • Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định hoặc những người có chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài Chính công nhận, đồng thời đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp kiểm toán là đơn vị đáp ứng được các điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán theo quy định của pháp luật.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp ở nước ngoài, không có tư cách pháp nhân và được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đảm bảo.

2. Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập?

Vai trò của kiểm toán độc lập trước hết là xây dựng lòng tin của mọi người. Trong quá trình hoạt động, một doanh nghiệp liên kết, ảnh hưởng và thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Dù doanh nghiệp thường đưa ra các báo cáo tài chính, nhưng không phải lúc nào cũng minh bạch và rõ ràng. Có những khuyết điểm mà doanh nghiệp muốn giấu khiến các đối tượng quan tâm không thể nắm bắt được. Nhờ có kiểm toán độc lập, các báo cáo tài chính trở nên rõ ràng và chính xác hơn. Một số đối tượng mà kiểm toán độc lập có được niềm tin gồm: cơ quan nhà nước, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn, và cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.

Vai trò của kiểm toán độc lập cũng ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Dựa trên các báo cáo tài chính minh bạch do kiểm toán độc lập cung cấp, người lao động có thể cân nhắc và lựa chọn doanh nghiệp phù hợp để làm việc một cách cẩn thận.

Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý cũng là một vai trò quan trọng của kiểm toán độc lập. Ngoài việc xác minh và cung cấp thông tin, kiểm toán viên độc lập còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các doanh nghiệp khi cần. Các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ những kiểm toán viên có chuyên môn và trình độ cao có thể nhờ đến kiểm toán độc lập để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót.

3. Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập có thể bị phạt vì những vi phạm nào và mức phạt như thế nào?

Vấn đề trên được đề cập và quy định tại Nghị Định 41/2018/NĐ-CP, Mục 5: Hành vi vi phạm quy định về đơn vị được kiểm toán.

Điều 53. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán trong các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

Điều 54. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm

1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính chậm hơn so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán sau khi thực hiện kiểm toán.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức là đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm không thực hiện giao kết hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính khi thực hiện kiểm toán.

Điều 55. Xử phạt hành vi vi phạm quy định liên quan đến cuộc kiểm toán

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không giải trình hoặc giải trình không đầy đủ, đúng thời gian quy định về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
   a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán;
   b) Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;
   c) Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;
   d) Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
   đ) Cản trở công việc và có hành vi hạn chế phạm vi cuộc kiểm toán.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hanh vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này. 

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ