1. Chuẩn bị cho việc thực hiện giảm thuế GTGT về 8% theo Nghị định số 72/2024/NĐ-CP
Mới đây, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 8% đến hết năm 2024 và
Chính phủ đã đồng ý đề xuất này và quyết định thực hiện giảm thuế GTGT thực
hiện từ ngày 1/7/2024 – 31/12/2024 Để chuẩn bị cho sự thay đổi này các kế toán
cần phải biết những thông tin về giảm thuế như sau:
Theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối
với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ %
để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa,
dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Năm bắt được sự thay đổi đó, để giúp kế toán dễ dàng hơn trong công tác tra
cứu mặt hàng được giảm thuế theo Nghị quyết và thực hiện lập hoá đơn GTGT hợp
pháp, phần mềm kế toán Safebooks đã tích hợp tính năng tra cứu ngay trên phần
mềm và có đầy đủ lựa chọn các loại thuế 0%, 5%, 8%, 10% cho kế toán dễ dàng
thực hiện.
2. Kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng, quý
Theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối
với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ %
để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa,
dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm các mẫu ban hành kèm theo Thông tư
80/2021/TT-BTC. Các mẫu bao gồm:
- Mẫu 01/GTGT: Đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Mẫu 02/GTGT: Đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế.
- Mẫu 03/GTGT: Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT (áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý).
- Mẫu 04/GTGT: Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
- Mẫu 05/GTGT: Trường hợp tính thuế theo phương pháp khấu trừ có hoạt động xây dựng.
Về thời hạn nộp hồ sơ, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 44 và Khoản 1 Điều 55
Luật Quản lý thuế 2019:
- Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20/7/2024, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế và tiền thuế giá trị gia tăng cho Tháng 6/2024.
- Trường hợp doanh nghiệp thuộc diện khai theo quý: chậm nhất là ngày 31/7/2024, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế và tiền thuế giá trị gia tăng cho Quý II/2024.
Lưu ý: Các doanh nghiệp thuộc trường hợp được gia hạn thời hạn nộp thuế
thì cần phải chú ý đến thời hạn nộp thuế đã gia hạn.
3. Nộp tờ khai thuế TNCN theo tháng
Căn cứ vào quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, nếu
trong tháng 7, doanh nghiệp có phát sinh trả lương, tiền công và các khoản thu
nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khác cho người lao động, thì phải kê
khai thuế TNCN thay cho người lao động theo tháng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp
trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý và lựa chọn
khai thuế thu nhập cá nhân theo quý, thì không cần thực hiện kê khai thuế TNCN
theo tháng.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 và Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi
khoản 2 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP) và điểm a khoản 1 Điều 44, khoản 1
Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019:
- Hồ sơ khai thuế TNCN theo tháng: Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 05/KK-TNCN (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).
- Về thời hạn nộp hồ sơ:
- Trường hợp kê khai thuế TNCN theo tháng: Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế và tiền thuế cho Tháng 6/2023 là ngày 20/7/2024.
- Trường hợp kê khai thuế TNCN theo quý: Hạn chót nộp hồ sơ khai thuế và tiền thuế cho Quý II/2023 là vào ngày 30/7/2024.
4. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý II/2024
Căn cứ vào khoản 6 của Điều 8 trong Nghị định 126/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi,
bổ sung bởi khoản 3 của Điều 1 trong Nghị định 91/2022/NĐ-CP) và khoản 1 của
Điều 55 trong Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp có nghĩa vụ tạm nộp thuế
thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) cho Quý II/2023 tới cơ quan thuế. Tuy nhiên,
có một số trường hợp được miễn nộp thuế TNDN trong Quý II/2023:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng.
Doanh nghiệp cần tự xác định số thuế TNDN tạm nộp cho Quý II (bao gồm cả việc
phân bổ thuế TNDN cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh
doanh, và nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi doanh nghiệp đóng trụ
sở chính). Cụ thể:Số tiền thuế tạm nộp: Doanh nghiệp cần đảm bảo tổng số thuế
TNDN đã tạm nộp trong 04 quý không thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo
quyết toán thuế hàng năm.
Lưu ý: Số tiền thuế đã tạm nộp sẽ được trừ vào số thuế phải nộp theo
quyết toán thuế hàng năm.Thời hạn tạm nộp thuế TNDN Quý II/2024: Thời hạn cuối
cùng là ngày 30/7/2024.
5. Các báo cáo về tình hình lao động
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động 06 tháng đầu năm 2024
Căn cứ Điều 36 của Luật An toàn và vệ sinh lao động năm 2015 và Điều 24 của
Nghị định 39/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp phải thống kê và báo cáo về tai nạn lao
động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn và vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ
sở của mình. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động trong 06 tháng đầu
năm 2024 cần được gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở
chính. Dưới đây là các chi tiết cụ thể:Mẫu báo cáo: Theo mẫu quy định tại Phụ
lục XII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 05/7/2024.
- Hình thức gửi báo cáo: Có thể gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện hoặc thư điện tử.
6. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng
Căn cứ vào Điều 6, khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 19 của
Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, doanh nghiệp phải thực hiện các bước sau đây
liên quan đến việc trích nộp tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)
và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
- Tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc: Doanh nghiệp phải trích nộp tiền đóng BHXH, BHYT và BHTN từ quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc.
- Mức trích nộp tiền đóng bảo hiểm: Tiền đóng BHXH, BHYT và BHTN được trích nộp theo mức quy định.
- Thời hạn trích nộp: Doanh nghiệp phải thực hiện việc trích nộp tiền đóng bảo hiểm chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng, tức là chậm nhất là ngày 31/7/2024.
7. Trích nộp kinh phí công đoàn tháng
Căn cứ vào Điều 5 và Điều 6 của Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp phải
đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần, cùng thời điểm với việc đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ
đóng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, tức là ngày 31/7/2024.
Mức đóng kinh phí công đoàn được tính bằng 2% của quỹ tiền lương, dựa trên mức
tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, kế toán cần kiểm tra lại sổ sách, giấy tờ và hoàn thiện các nghiệp
vụ kế toán khác phát sinh trong tháng để đảm bảo ghi nhận đầy đủ thông tin kế
toán. Hiện nay, kế toán doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm kế toán hữu
ích và thông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán Safebooks để nâng cao hiệu
suất làm việc.
Nguồn: https://safebooks.vn/cong-viec-ke-toan-can-lam-trong-thang-7