[KTNB] Kế toán nhà hàng là gì?

2024/07/30

NgànhKếToán-Kiểmtoán NgànhThiếtkế

Công việc của kế toán nhà hàng ăn uống đóng vai trò then chốt trong việc quản lý, theo dõi, vận hành kinh doanh nhà hàng? Kế toán làm việc trong lĩnh vực nhà hàng không chỉ giới hạn ở việc ghi chép sổ sách mà nó phức tạp hớn rất nhiều với những đặc thù riêng trong ngành F&B. Vậy kế toán trong ngành dịch vụ này sẽ bao gồm những công việc gì? Những đặc thù và chứng từ riêng trong ngành?
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Kế toán nhà hàng ăn uống là gì?

Kế toán nhà hàng ăn uống sẽ tập trung vào việc quản lý và theo dõi các hoạt động tài chính của các cơ sở kinh doanh trong ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
Cụ thể, kế toán nhà hàng ăn uống sẽ bao gồm các công việc sau:
  • Ghi chép và quản lý các khoản thu, chi:
    • Công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng và các cơ sở ăn uống. Đây bao gồm doanh thu từ bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, nhân công, thuê mặt bằng, tiện ích, v.v.
    • Xuất hóa đơn bán hàng yêu cầu, cân đối hóa đơn chứng từ
  • Lập và phân tích các báo cáo tài chính, như: 
    • Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tình hình lãi lỗ, kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Xử lý các vấn đề phát sinh khác
  • Quản lý và theo dõi tài sản, dòng tiền: 
    • Tình hình nợ phải thu, nợ phải trả, kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp. Quản lý TSCĐ, CCDC, theo dõi tính lương, BHXH,….
    • Tính toán và báo cáo các chỉ số tài chính quan trọng như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hàng tồn kho, v.v.
    • Đảm bảo tuân thủ các quy định về thuế và các quy định pháp lý khác liên quan đến hoạt động nhà hàng.
Vai trò của kế toán nhà hàng ăn uống là rất quan trọng, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính của doanh nghiệp.

2. Đặc thù của kế toán dịch vụ ăn uống nhà hàng

Tương tự kế toán ở các lĩnh vực khác thì kế toán nhà hàng ăn uống cũng làm các công việc như: Ghi chép, thu thập thông tin, xử lý số liệu và báo cáo lại tình hình hoạt động kinh doanh cho chủ doanh nghiệp.
Đặc biệt hơn một chút, kế toán dịch vụ ăn uống nhà hàng có một số đặc thù riêng, phức tạp hơn bởi sự đa dạng trong lĩnh vực. Điểm khác với các lĩnh vực kế toán khác, bao gồm:
  • Đầu tiên, có đặc thù về nghiệp vụ quản lý dòng tiền:
    • Theo dõi sát sao dòng tiền thu – chi hàng ngày. Công nợ của dịch vụ ăn uống thường được thanh toán tổng hợp theo kỳ, nên kế toán cần chú ý vấn đề này.
    • Kiểm soát được các khoản phải thu, chi.
    • Quản lý hàng tồn kho, nguyên vật liệu hiệu quả.
  • Thứ hai là nghiệp vụ quản lý kho. 
    • Quản lý số lượng hàng hóa lưu trữ tông kho với đa dạng mặt hàng phục vụ kinh doanh. Kế toán cần nhận biết, phân biệt hàng hóa công cụ, dụng cụ, hàng hóa chuyển bán, hàng thành phẩm,…
  • Thứ ba là nghiệp vụ phân tích và hỗ trợ quản lý liên quan đến việc tổng hợp, thống kê số liệu doanh thu, các khoản cần nộp thuế. 
Ngoài ra, còn thống kê công nợ và tiền lương kiểm soát các kênh bán hàng từ doanh nghiệp,… trong hoạt động kinh doanh hằng ngày.

3. Tầm quan trọng của kế toán dịch vụ nhà hàng ăn uống

Kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động của một nhà hàng ăn uống. Dưới đây là một số lý do cho thấy tầm quan trọng của kế toán trong lĩnh vực này:
  • Kiểm soát chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận:
    • Kế toán giúp theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, từ đó tìm ra những điểm cần cải thiện để tối ưu hóa lợi nhuận.
    • Phân tích tỷ suất lợi nhuận, các chỉ số tài chính giúp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả.
  • Đảm bảo về mặt pháp lý: 
    • Kế toán giúp đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, bảo hiểm, kế toán, báo cáo tài chính.
  • Quản lý hàng tồn kho và công nợ:
    • Kế toán sẽ  thực hiện theo dõi và quản lý tồn kho nguyên liệu, thức ăn, đồ uống một cách chặt chẽ, tránh tình trạng thừa thiếu.
    • Theo dõi công nợ phải thu, công nợ phải trả giúp doanh nghiệp kiểm soát dòng tiền và thu hồi nợ kịp thời.
  • Lập báo cáo tài chính: 
    • Báo cáo tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của nhà hàng.
  • Cuối cùng là làm việc với Cơ quan Thuế quản lý: 
    • Kế toán giỏi hay có đầy đủ chuyên môn, biết cách xử lý sẽ giúp công việc được giải quyết nhanh chóng, việc kinh doanh cũng tốt và thuận lợi hơn.
Nhìn chung, kế toán là một chức năng không thể thiếu trong quản lý và vận hành của một nhà hàng ăn uống. Vai trò của kế toán góp phần quan trọng vào sự phát triển và thành công bền vững của doanh nghiệp.

4. Chứng từ kế toán nhà hàng

Để đảm nhiệm công việc kế toán nhà hàng ăn uống, một kế toán viên cần biết đến các chứng từ sau:

4.1 Chứng từ hóa đơn, thực phẩm mua vào

Với hàng hóa nhập thẳng vào (mua ở chợ, tạp hóa), hóa đơn chứng từ cần có:
  • Bảng kê hàng hóa mua vào
  • Phiếu chi tiền
  • Hóa đơn bán lẻ
  • Bảng đối chiếu công nợ

4.2 Hàng hóa chuyển bán phải nhập kho 156: 

  • Phiếu chi tiền, ủy nhiệm chi (nếu hóa đơn mua vào > 20 triệu đồng)
  • Hóa đơn GTGT mua vào
  • Phiếu nhập kho
  • Giấy đề nghị thanh toán (nếu có)
  • Biên bản đối chiếu công nợ theo từng đợt

4.3 Khi xuất hóa đơn đầu ra:

  • Hóa đơn bán hàng: Phiếu thanh toán, order (nếu có)
  • Hóa đơn GTGT bán ra
  • Phiếu xuất kho
  • Các loại phiếu thu tiền nếu khách hàng thanh toán tiền mặt hoặc cà thẻ và phiếu báo có của ngân hàng.
Tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể sử dụng thêm hoặc bớt đi các loại chứng từ trên.
Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ