Báo cáo Kiểm toán là gì?

2024/07/18

TintứcKiểmtoán



Báo cáo kiểm toán đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, và là một công cụ không thể thiếu với người sử dụng Báo cáo tài chính. Báo cáo Kiểm toán giúp các Nhà đầu tư tin tưởng được số liệu tài chính của các Công ty đã được kiểm toán, từ đó có thể dễ dàng trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, Báo cáo Kiểm toán còn có nhiều dạng Ý kiến kiểm toán khác nhau, nếu không tìm hiểu rõ, các Nhà đầu tư có thể sẽ đưa ra các quyết định không chính xác.

I. Báo cáo Kiểm toán là gì?

Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán.

II. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:
  • Đối tượng của cuộc kiểm toán;
  • Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
  • Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;
  • Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;
  • Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
  • Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Lưu ý:

Ngày ký báo cáo kiểm toán không được trước ngày ký báo cáo tài chính.

Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán

III. Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác

Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác được lập trên cơ sở quy định và chuẩn mực kiểm toán phù hợp với từng cuộc kiểm toán.

IV. Ý kiến kiểm toán

Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Có các dạng Ý kiến kiểm toán như sau:
  • Ý kiến kiểm toán Chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
  • Ý kiến kiểm toán không phải Chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính không được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
  • Ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần bao gồm:Ý kiến kiểm toán Ngoại trừ
  • Ý kiến Kiểm toán Từ chối đưa ý kiến
  • Ý kiến kiểm toán Trái ngược
Việc hiểu rõ các loại ý kiến kiểm toán, sẽ cho người sử dụng Báo cáo tài chính nắm được tình hình tài chính thực tế của Doanh nghiệp, từ đó có thể ra quyết định chính xác hơn.
Nguồn:https://kiemtoanthanhnam.com/bao-cao-kiem-toan.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ