Nhà thầu phụ là gì?

2024/08/07

ThuếNTNN

Cùng AGS tìm hiểu một số thông tin về Nhà thầu phụ theo Quy định của Luật Đấu thầu 2023.

1. Nhà thầu phụ là gì?

Căn cứ khoản 27 và 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nhà thầu phụ như sau:
  • Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
  • Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Quy định về quản lý nhà thầu phụ theo Nghị định 24/2024

Cụ thể tại khoản 2 Điều 132 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về quản lý nhà thầu phụ như sau:
  • Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hoặc ký với nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp thuận để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;
  • Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ quy định trên hoặc thay đổi nội dung thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận và không vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng; việc sử dụng nhà thầu phụ phải phù hợp với nhu cầu của nhà thầu trong thực hiện hợp đồng, nhà thầu phụ phải đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của nhà thầu;
  • Nhà thầu chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt thực hiện công việc quan trọng của gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. Khi sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, nhà thầu không bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đối với phần công việc giao cho nhà thầu phụ đặc biệt;
  • Nhà thầu chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu với nhà thầu phụ.

3. Quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu

Theo Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu như sau:
  • Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    • Đối với nhà thầu trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;
    • Hạch toán tài chính độc lập;
    • Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
    • Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
    • Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 Luật Đấu thầu 2023
    • Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023
    • Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
    • Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
  • Nhà thầu là hộ kinh doanh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    • Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    • Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và h khoản 1 Điều 5  Luật Đấu thầu 2023.
  • Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
    • Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp trong trường hợp pháp luật có quy định;
    • Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm e và điểm g khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023. 
  • Nhà thầu có tư cách hợp lệ theo quy định tại (1), (2) và (3) được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh.

*Thông tin khác

Thông tin ứng tuyển và Hướng dẫn

Nguồn: https://lawnet.vn/thong-tin-phap-luat/chinh-sach-moi/nha-thau-phu-la-gi-quy-dinh-ve-quan-ly-nha-thau-phu-theo-nghi-dinh-24-2024-134191.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ