[BHXH] Những điều cần biết về Lương hưu (Phần 2)

2024/07/18

BHXH CáchTínhLương

Ở phần 1 của bài viết này, mọi người đã được biết về một số thông tin cơ bản như định nghĩa hay mức lương hưu được hưởng hằng tháng theo quy định của pháp luật. Tiếp sau đây, hãy cùng AGS tìm hiểu thêm về các quy định khác về Lương hưu nhé! 

1. Điều kiện để được hưởng lương hưu

Theo điều 169 bộ luật lao động quy định chi tiết về điều kiện người lao động được hưởng lương hưu, các điều kiện bao gồm:
  • Về thời gian đóng bảo hiểm: Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu
  • Về độ tuổi nghỉ: Trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2.

Thời điểm được nhận lương hưu

Căn cứ theo quy định tại điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành:

Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu
1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.
2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.”

2. Cách tính lương hưu hiện nay

2.1. Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc

Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó:
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
  • Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại:
  • Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014.
  • Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015.
  • Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
  • Khoản 19 và 21 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

Trợ cấp 1 lần

Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

2.2 Mức hưởng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện

Cách tính lương hưu bảo hiểm hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Trong đó:
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

  • Đóng BHXH đủ 20 năm (đối với nam) và 15 năm (đối với nữ) thì tỷ lệ là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, thì tỷ lệ này cộng thêm 2%.
  • Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính trung bình các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Trợ cấp 1 lần

Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

3. Lương hưu được nhận đến khi nào?

Hiện nay, chưa có điều khoản quy định cụ thể lương hưu được nhận đến khi nào. Tuy nhiên, theo điều 64 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người đang hưởng lương hưu sẽ bị dừng trợ cấp lương hưu, đối với trường hợp xuất cảnh trái phép, bị tòa tuyên bố mất tích hoặc nhận bảo hiểm xã hội sai quy định pháp luật. Vậy, nếu đáp ứng độ tuổi nghỉ hưu và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể nhận được tiền hưu trí đến hết quãng đời còn lại.
Nguồn:

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ