Kế Toán Ngân Hàng Là Gì?

2024/08/19

NgànhKếToán-Kiểmtoán

I. Kế toán ngân hàng là gì?

Kế toán ngân hàng là gì? Thực tế đây là công việc thu thập, ghi chép và xử lý những vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính. Đồng thời cung cấp những thông tin thiết yếu phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tiền tệ tại ngân hàng. Hoặc là đem đến những thông tin bổ ích tư vấn cho tổ chức, cá nhân theo quy định Pháp luật.

Kế toán ngân hàng có một số đặc điểm nổi bật như:
  • Tính tổng hợp cao, tính xã hội cao
  • Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt chặt chẽ
  • Tính kịp thời và chính xác cao
  • Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp.

II. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng là gì?

Trong đó, nhiệm vụ chính của kế toán ngân hàng chính là:
  • Thu thập và ghi chép chính xác, kịp thời các nghiệp vụ tài chính. Tiêu biểu nhất là các tài chính phát sinh theo chuẩn mực cũng như chế độ kế toán
  • Thực hiện kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ những khoản thu và chi trong tài chính
  • Phân tích các thông số cũng như những số liệu kế toán. Thậm chí là đề xuất những giải pháp cần thiết phục vụ cho quản trị và quyết định kinh tế, tài chính đơn vị.
  • Cung cấp chính xác những thông tin mật thiết cho các đơn vị liên quan chỉ đạo thực thi chính sách tiền tệ, tài chính.
  • Tổ chức và thực hiện tốt những giao dịch với khách hàng. Đồng thời góp phần nâng cao các hoạt động, chính sách của đơn vị
Hiện có 3 bộ phận kế toán ngân hàng cụ thể. Bao gồm tổng hợp, tín dụng và giao dịch. Tùy vào từng vị trí mà người làm kế toán sẽ có những kiến thức và kỹ năng riêng. Thế nhưng tất cả đều cần nắm vững nghiệp vụ kế toán ngân hàng.

III. Kế toán ngân hàng phải làm những công việc gì?

Kế toán ngân hàng phải làm các công việc cụ thể như sau:
  • Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng
  • Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng
  • Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC
  • Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng
  • In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra
  • Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng
  • Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền

IV. Đối tượng của kế toán ngân hàng

Đối tượng của kế toán ngân hàng được chia thành 3 bộ phận:
  • Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng gồm: Tài sản có, sử dụng vốn và vốn
  • Nguồn hình thành nên tài sản thể hiện nguồn gốc của sự ra đời tài sản trong ngân hàng gọi là: Nguồn vốn hoặc tài sản nợ
  • Sự chu chuyển của tài sản giữa hệ thống ngân hàng trong một quốc gia, giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống…
Ba bộ phận trên phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ, cung cấp các thông tin kế toán quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn cho người sử dụng.
 

V. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng

Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp các tài khoản kế toán mà đơn vị kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn, và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động. Hiện nay Hệ thống tài khoản Ngân hàng áp dung theo QĐ số 479/2004/QĐ-NHNN

VI. Nguyên tắc của kế toán ngân hàng

6.1 Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phải được ghi sổ tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu hoặc chi.

6.2 Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.

6.3 Giá gốc

Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.

6.4 Phù hợp

Việc ghi nhận doanh thu chi phí phải phù hợp với nhau. Khi nhận một khoan doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

6.5 Nhất quán

Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.

6.6 Thận trọng

Cần có sự xem xét phán đoán trong khi lập các ước tính kế toán như: trích lập các khoản dự phòng không quá cao, không quá thấp; Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí. Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. 
Cần có sự xem xét phán đoán trong khi lập các ước tính kế toán như:
  • Trích lập các khoản dự phòng không quá cao, không quá thấp
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí
  • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

VII. Những kỹ năng cần có của kế toán ngân hàng

  • Kỹ năng tin học văn phòng để đảm bảo kế toán thực hiện tốt nhất những phần mềm văn phòng cơ bản và cả những phần mềm kế toán mang tính chuyên ngành cao.
  • Kỹ năng phân tích để làm việc với những con số.
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian để đảm bảo thông tin kế toán được kịp thời cung cấp và tham mưu ý kiến, đề xuất kiến nghị về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • Chịu được áp lực công việc và có sức khỏe tốt để chống chịu với những căng thẳng trong công việc khi có quá nhiều giấy tờ cần quản lý.
Hướng dẫn cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quả

Để có thể định khoản kế toán bạn cần nắm rõ những bước tiến hành. Đa phần khi tiến hành định khoản kế toán, bạn cần trải qua 5 bước cơ bản là:
  • Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
  • Bước 2: Xác định tài khoản từ đối tượng ở bước 1. Tức là đối tượng liên quan ở trên.
  • Bước 3: Xác định tình trạng biến động ở đối tượng hạch toán.
  • Bước 4: Phân tích rõ ràng TK ghi nợ cũng như Tk ghi Có
  • Bước 5: Xác định số tiền chính xác để điền vào tài khoản
Thế nhưng để dễ dàng tính toán hơn dưới đây là kết cấu chung của tài khoản kế toán bạn có thể tham khảo.
Lưu ý:
  • Bên trái: Bên Nợ
  • Bên phải: Bên có
  • Nợ – Có: Mang ý nghĩa về mặt kinh tế nhưng chỉ mang tính quy ước

VIII. Nguyên tắc định khoản kế toán

Khi thực hiện định khoản kế toán tưởng chừng như dễ dàng nhưng không phải thế. Do đó để nâng cao hiệu quả thành công bạn cũng nên ghi nhớ các nguyên tắc cơ bản sau:
  • Nợ ghi trước còn Có ghi sau
  • Nghiệp vụ biến động tăng hãy điền vào 1 bên. Còn nghiệp vụ biến động giảm sẽ điền 1 bên
  • Ở dòng ghi Nợ luôn so le với Dòng ghi có
  • Tổng giá trị Bên Nợ luôn bằng với tổng giá trị bên có
  • Số dư có thể sẽ có mặt cả 2 bên

IX. Kết luận

Kế toán ngân hàng đóng vai trò vô cùng thiết yếu nâng cao giá trị và cân bằng giá trị tiền tệ khi hoạt động. Vậy hy vọng dựa vào những thông tin tổng hợp liên quan ở trên có lẽ bạn đã hiểu hơn về vấn đề này. Đồng thời cũng có cho mình cái nhìn đúng đắn về bộ phận kế toán trong ngân hàng.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Kế Toán Ngân Hàng Là Gì? Công Việc Và Nhiệm Vụ Ra Sao? (banktop.vn)

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ