Phúc lợi nhân viên khi đi làm và những điều cần biết

2024/08/12

LuậtLaođộng

Phúc lợi nhân viên đang dần trở thành yếu tố cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xây dựng các chính sách đãi ngộ tuyệt vời giúp giữ chân nhân viên và chiêu mộ những ứng viên tiềm năng. Tùy vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, tính chất công việc mà phúc lợi dành cho người lao động sẽ có sự khác biệt.

1. Chế độ phúc lợi là gì?

Chế độ phúc lợi cho người lao động là chính sách đãi ngộ bên cạnh lương thưởng. Mục đích của chế độ phúc lợi là cung cấp các phương tiện cần thiết để đảm bảo sự thoải mái và thuận tiện cho nhân viên.

Từ đó khích lệ tinh thần cống hiến, tăng hiệu suất lao động. Chính sách phúc lợi có thể là các ưu đãi tài chính như bảo hiểm hoặc các ưu đãi phi tài chính liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên.

2. Các chế độ phúc lợi của công ty

Phúc lợi của người lao động sẽ được chia thành hai nhánh: phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện. Đối với quyền lợi bắt buộc, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các quy định về quyền lợi của người lao động theo quy định của Nhà Nước.

Còn về phúc lợi tự nguyện sẽ tùy thuộc vào chế độ đãi ngộ riêng của từng công ty, doanh nghiệp.

2.1 Phúc lợi bắt buộc

Phúc lợi bắt buộc là những phúc lợi chính đáng mà người lao động được hưởng theo quy định của Nhà nước bao gồm:
  • Thai sản
  • Trợ cấp ốm đau
  • khuyết tật
  • Thương vong
  • Hưu trí
  • tai nạn lao động
  • Bảo hiểm xã hội
  • Bảo hiểm y tế
  • Bảo hiểm thất nghiệp

2.2 Các phúc lợi bổ sung/tự nguyện

Ngoài ra, để giúp nâng cao tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên, doanh nghiệp cũng có thể triển khai các chế độ phúc lợi tự nguyện. Tùy theo năng lực và nhu cầu của nhân viên, một số chính sách đãi ngộ bạn có thể tham khảo:
  • Các chương trình đào tạo về kỹ năng và kiến thức chuyên môn
  • Du lịch nghỉ dưỡng, tổ chức team building định kỳ
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Phụ cấp cơm trưa, xăng xe, thiết bị làm việc
  • Thưởng KPIs

3. Lợi ích của việc xây dựng phúc lợi cho nhân viên

3.1 Giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ nghỉ việc

Phúc lợi cho nhân viên là một trong những phương pháp tốt nhất để cải thiện sự gắn kết của nhân viên. Khi được quan tâm, đối xử chu đáo, nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó với tổ chức hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên hiệu quả.

3.2 Nâng cao năng suất lao động

Mục đích của chính sách phúc lợi nhân viên là làm tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên, từ đó tạo động lực để họ làm việc hiệu quả hơn. Khi được cung cấp các điều kiện cần thiết, nhân viên sẽ không còn bị phân tâm bởi những vấn đề cá nhân và có thể hoàn toàn tập trung vào công việc.

3.3 Thu hút ứng viên tiềm năng

Chế độ đãi ngộ là công cụ hữu hiệu của nhà tuyển dụng trong việc thu hút nhân tài. Mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi ứng tuyển vào một công ty luôn là mức lương và các chính sách đãi ngộ.

Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân viên. Vì vậy, nếu được xây dựng hợp lý, chế độ đãi ngộ có thể được coi là “vũ khí” cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhân sự.

4. Quy định chế độ phúc lợi cho nhân viên

4.1 Chi phí phúc lợi bao gồm những gì?

Chi phúc lợi bao gồm các khoản theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96 /2015/TT-BTC quy định:
  • Chi phí hỗ trợ bổ sung kiến thức chuyên môn để tạo cơ sở đào tạo
  • Chi phí hiếu/ hỷ của bản thân và gia đình người lao động
  • Chi phí nghỉ mát và hỗ trợ khám chữa bệnh
  • Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị tai nạn lao động, thiên tai
  • Chi khen thưởng con CBCNV có thành tích học tập tốt
  • Chi phí bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn
  • Hỗ trợ chi phí cho người lao động dịp Lễ, Tết

4.2 Điều kiện để người lao động được trừ các khoản chi phúc lợi

  • Một số điều kiện để người lao động được trích chi phúc lợi:
  • Khi thanh lý hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế
  • Danh sách nhân viên được nghỉ phép, huấn luyện
  • Quy chế lương thưởng của doanh nghiệp
  • Quyết định của hội đồng quản trị hoặc quyết định phê duyệt tài trợ
  • Hóa đơn hoặc chứng từ thanh toán như khi sử dụng các dịch vụ như khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng,...

5. Một số loại phúc lợi nhân viên doanh nghiệp cần biết

5.1 Quyền lợi trong công việc:

Những quyền lợi này bao gồm giờ làm việc và nghỉ phép, phát triển kỹ năng và chuyên môn, đồ ăn thức uống, hoạt động giải trí & quà tặng…

Giờ làm việc và nghỉ phép

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay có rất nhiều công việc mà nhân viên có thể làm việc tại nhà mà không cần đến văn phòng trong giờ hành chính. Vì vậy, bên cạnh các chế độ nghỉ phép hàng năm, các công ty đang dần áp dụng các phương thức làm việc linh hoạt.

Phát triển kỹ năng, chuyên môn

Trong thế giới không ngừng thay đổi ngày nay, phát triển kỹ năng và bản thân là yếu tố rất quan trọng. Nhân viên của công ty bạn chắc hẳn cũng có nhu cầu này. Điều này được đáp ứng bằng việc đầu tư vào các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn, các khóa training nghiệp vụ…

Bên cạnh đó, giúp nhân viên phát triển các kỹ năng không chỉ là một lợi ích quan trọng đối với họ mà còn cần thiết cho công ty của bạn nếu muốn duy trì tính cạnh tranh.

Đồ ăn thức uống

Nếu bạn chuẩn bị sẵn thức ăn & đồ uống đơn giản trong khu vực nghỉ giải lao, nhân viên chắc chắn sẽ cảm thấy sự thích thú hơn. Thỉnh thoảng tổ chức ăn nhẹ, tán gẫu cùng nhau cũng giúp nâng cao tinh thần giữa nhân viên và cấp quản lý.

Các nhóm có cùng sở thích, hoạt động và quà tặng

Tương tự như đồ ăn thức uống, điều này sẽ mang đến cho nhân viên không chỉ sự thư thái, thích thú trong quá trình làm việc giúp họ làm việc hiệu quả hơn mà còn được hòa mình vào tinh thần tập thể, sẵn sàng làm việc theo nhóm để hoàn thành mục tiêu chung!

Có một số chương trình có thể gợi ý như nhóm esport, nhóm board game, nhóm đá bóng, quà Tết, teambuilding hàng năm. Như vậy, tuy là quyền lợi cho nhân viên nhưng điều này cũng gián tiếp mang lại lợi ích to lớn và lâu dài cho doanh nghiệp.

5.2 Phúc lợi sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe

Ngày càng có nhiều công ty có chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên. Ví dụ về các chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân viên rất đa dạng, từ tổ chức kiểm tra sức khỏe và đo lường thói quen đến cung cấp các gói thể dục, thể thao tại các trung tâm.

Điều kiện môi trường làm việc

Bên cạnh đó, đầu tư nội thất và thiết kế không gian làm việc thoải mái cũng là một phần phúc lợi về sức khỏe. Hạn chế các bệnh nghề nghiệp như đau cột sống, xương khớp, cận thị… và đảm bảo an toàn lao động.

5.3 Phúc lợi sức khỏe tài chính

Điều quan trọng nhất ở đây là chế độ lương hưu. Các lợi ích khác để đảm bảo tài chính là bảo hiểm, lợi ích tài chính chung và cá nhân.

Kế hoạch trợ cấp

Theo nghiên cứu, nghỉ hưu được coi là một phúc lợi rất quan trọng đối với nhân viên nhưng không phải là một mối quan tâm hàng đầu.

Các loại bảo hiểm

Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là điều hiển nhiên đi kèm khi nhắc đến chế độ lao động. Các loại quyền lợi bảo hiểm khác dành cho nhân viên bao gồm nghỉ phép hoặc thương tật cho bản thân hoặc người phụ thuộc của họ (cha mẹ, con cái,...)

Phúc lợi tài chính cá nhân

Hãy suy nghĩ về tiền thưởng, và khả năng nhân viên mua cổ phiếu trong công ty họ làm việc, các khoản phụ cấp và chi phí cần thiết để thực hiện công việc (phụ cấp đi lại, phí điện thoại,....),... tùy thuộc vào tính chất của công việc.

5.4 Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Khi nhân viên ngày càng coi trọng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thì không có gì ngạc nhiên khi những chính sách đãi ngộ này cũng trở nên phổ biến hơn. Chẳng hạn, cho nhân viên áp dụng hình thức làm việc tại nhà nhiều ngày trong tuần để chăm sóc con nhỏ.

6. Quy trình xây dựng phúc lợi cho nhân viên là gì?

Bước 1. Khảo sát nhu cầu nhân viên
Để xây dựng một chế độ phúc lợi doanh nghiệp hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của nhân viên. Trước tiên bạn cần biết nhân viên của mình cần gì, gặp phải vấn đề gì và mong muốn có giải pháp gì.

Khảo sát nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm và đánh giá mức độ cấp thiết của các nhu cầu đang tồn tại trong đội ngũ nhân viên. Bạn có thể sử dụng nhiều hình thức khảo sát như bảng câu hỏi, phỏng vấn, và theo dõi hành vi của nhân viên.

Bước 2. Xác định mục tiêu của bạn
Khi đã xác định được nhu cầu của nhân viên, bạn cần phát triển chúng thành mục tiêu cho chính sách phúc lợi của mình. Những mục tiêu này sẽ phải giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề của nhân viên.

Ví dụ, nếu vấn đề của nhân viên là thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, thì mục tiêu của chế độ phúc lợi sẽ là: cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi làm việc.

Bước 3. Lập kế hoạch ngân sách của bạn
Bước tiếp theo là lập kế hoạch cụ thể về quyền lợi cho nhân viên. Yếu tố cần được xem xét ở đây là chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra để mang lại lợi ích cho người lao động. Các khoản chi cần được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để vừa đáp ứng nhu cầu của người lao động vừa phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Bước 4. Triển khai ứng dụng & truyền thông nội bộ về phúc lợi
Sau khi hoàn thành kế hoạch của chính sách phúc lợi, việc tiếp theo là áp dụng nó bằng cách thông báo cho tất cả nhân viên. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về chế độ phúc lợi bao gồm điều kiện được hưởng, đối tượng áp dụng, cách thức thực hiện để nhân viên hiểu rõ về quyền lợi của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần truyền thông rộng rãi về chính sách đến toàn thể người lao động và tiếp thu các ý kiến đóng góp, sửa đổi nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp chính sách nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của nhân viên, đồng thời hình ảnh doanh nghiệp cũng được nâng cao.

Bước 5. Đánh giá hiệu quả
Để biết chính sách phúc lợi có đáp ứng mục tiêu của tổ chức và phù hợp với nhân viên của bạn hay không, bạn cần tiến hành giám sát và đánh giá hiệu quả. Các chỉ số mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đo lường hiệu quả bao gồm: sự hài lòng của nhân viên, năng suất lao động, chỉ số gắn kết,...

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://tanca.io/blog/phuc-loi-nhan-vien-khi-di-lam-va-nhung-dieu-can-biet

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ