Thần Ryuujin - Những ghi chép về vị thần của biển cả

2024/08/13

NhậtBản-Vănhóa

Tín ngưỡng thần rồng ở Nhật Bản là sự kết hợp giữa "tự nhiên tôn thờ" từ thời xa xưa và "Thần Đạo" - một tôn giáo truyền thống của Nhật Bản. Thần rồng được xem là sinh vật có khả năng tự do di chuyển giữa trời và đất, là linh vật nắm giữ sức mạnh của thiên nhiên. Tại các ngôi đền, rồng thần được tôn thờ như một vị thần hộ mệnh, bảo vệ con người khỏi thiên tai. Đồng thời, cũng được coi là vị thần cai quản nguồn nước, mang lại mùa màng bội thu, tuy nhiên cũng có lúc tạo ra thiên tai để nhắc nhở mọi người. 

Tiếp nối hành trình khám phá về thần thoại Nhật Bản. Mọi người hãy cùng Công ty kế toán AGS Việt Nam tìm hiểu vể những điều bí ẩn đằng sau nhé!

1. Thần Rồng Ryujin là vị thần như thế nào?

Truyền thuyết Nhật Bản tương truyền rằng, khi người dân cầu mưa khẩn thiết, thần rồng sẽ xuất hiện cùng mây lành và tia chớp, mang mưa đến cho muôn loài. Vì vậy, ở Nhật Bản, có rất nhiều đền thờ kính vị thần này. 

Trong số các vị thần của Nhật Bản, có rất nhiều cách gọi tên các vị thần khác nhau như Myojin, Okami,...Và đây cũng là cách gọi thể hiện phẩm cấp của các vị thần, và cách gọi "Ryujin" cũng là một trong những danh hiệu của các vị thần. Tuy nhiên, tên gọi Ryujin thực chất đó vẫn là Rồng thần. Ngược lại, có nhiều trường hợp dù được gọi là Ryujin nhưng thực chất lại là thần rắn. Ryujin là danh hiệu cao quý nhất trong thế giới thần linh, chỉ những vị thần có khả năng giải quyết mọi vấn đề trong vũ trụ rộng lớn này mới được mọi người ca ngợi là Rồng Thần. 

Như truyền thuyết tương truyền rằng, Rồng Thần là vị thần sở hữu sức mạnh vĩ đại nhất trong các vị thần. Tuy nhiên, trên cả Rồng Thần và tất cả các vị thần Phật, thì có những vị thần cai quản vũ trụ được gọi là Thiên Thượng Vương Thần. Thiên Thượng Vương Thần là danh xưng dùng để chỉ các vị thần ngự tại Vân Thượng Nguyên (cơ quan chính của thần giới), với trung tâm là Thiên Chủ Thiên Đế cai quản cả vũ trụ này. Các vị thần đứng đầu mỗi giới và thần tộc như dòng dõi Izumo, Shinonome, Naganohara đều được xưng là Thiên Thượng Vương Thần.

Tại Vân Thượng Kê Nguyên, mọi hoạt động vận hành của tự nhiên, sự bảo vệ nhân gian và linh giới đều được quyết định và thực hiện thông qua các vị thần. Thiên Thượng Vương Thần sở hữu sức mạnh toàn tri toàn năng vượt trội, bảo hộ Long Thần và tất cả các thần Phật.

Ryujin- Long Thần, hay còn được mọi người gọi là Hải Thần. Mang trong mình một sức mạnh của biển cả, sức mạnh của đại dương. Vị thần này có thể kiểm soát thủy triều lên xuống bằng sức mạnh của Viên ngọc trên tay. 

2. Đặc điểm vẻ bề ngoài của Thần Rồng

Vẻ bề ngoài của Rồng Thần là sự kết hợp của vạn vật, tỏa ra nguồn ánh sáng bao trùm khắp vũ trụ như một tia chớp rực rỡ với bộ râu dài óng ánh, đôi mắt tràn đầy lòng từ bi và ánh sáng huyền bí của vũ trụ bao la. Sừng tượng trưng cho sức mạnh của sự sống, râu tượng trưng cho sự trường thọ, còn bộ ria mép hai bên là biểu tượng chỉ hướng của vạn vật. Tay và chân đại diện cho trời và đất. Viên ngọc Như Ý trong tay là biểu tượng của sự viên mãn, là dấu hiệu của tình yêu bao la.

Tuy nhiên, hình dạng thật của Thần Rồng gần giống với con người. Thần còn được gọi là Thần Mặt Trời, còn khi bay lượn với hình dạng của Rồng thì được gọi là Thần Rồng. Thần Rồng là nguồn gốc của sự sống, che chở vạn vật với tấm lòng từ bi, bảo vệ đất nước này. Chính vì vậy, Thần Rồng và Thần Mặt Trời là hai mặt của cùng một vị thần.

3. Những ngôi đền có thờ Thần Rồng

  • Towada Shrine
  • Hakone Shrine
  • Ebara Shrine

  • Tanashi Shrine
  • Keya Kurotatsu Shrine
  • Koryu Shrine
  • Ishikiri Tsurugiya Jinja

4.  Những giả thuyết khác về Thần Rồng

Trong Nhật Bản Thư Kỷ được viết vào năm 720 tương truyền rằng Rồng là một nữ thần tên Toyota Mabime gặp gỡ với thần Yamasachi hiko. Khi Toyota Mabime từ biển đến sinh con thì Yamasachi hiko lén nhìn trộm thì phát hiện ra cô ấy mang dáng vẻ một con rồng. Sau đó Toyota Mabime đã quay trở lại biển để lại hai đứa con của mình. Đứa trẻ sơ sinh này là Hoàng đế Jimmu đầu tiên. Đó cũng là truyền thuyết kể về nguồn gốc của hoàng gia nhưng ít ai biết rằng rồng cũng tồn tại trong thế giới của các vị thần Nhật Bản.

Hay còn có một câu chuyện khác như Thần Rồng đã nhờ một ngư dân tên là Tawara Toda giúp tiêu diệt con rết tấn công dưới biển. Và sau đó, Tawara Toda đồng ý trở về Long cung. Sau khi giết chết con rết thì Thần Rồng đã thưởng cho anh ấy một bao gạo không bao giờ vơi.

Thần Rồng cũng xuất hiện trong nền văn hóa Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,...là những nơi gắn liền với sức mạnh thiên nhiên và có nhiều truyền thuyết khác nhau. Ngoài ra, Thẩn Rồng cũng tồn tại trong Phật Giáo và được du nhập vào các quốc gia. Và đặc biệt, Thần Rồng cũng được tôn thờ trong các ngôi đền ở Nhật Bản (như đã liệt kê ở mục 3). Nếu đến thăm các đền chùa, bạn có thể tìm thấy nhiều con rồng đẹp trong các tác phẩm chạm khắc kiến ​​trúc.

Rồng đã được khắc họa trên những tấm đá được khai quật từ tàn tích thời Yayoi đến thời Kofun. Do đó các nhà khoa học cho rằng rồng được du nhập vào Nhật Bản muộn nhất là vào khoảng thế kỷ thứ 3. Đây cũng là thời điểm nông nghiệp bắt đầu ở Nhật Bản. Vào thời điểm này, Rồng mang lại nguồn nước, mùa màng bội thu cho người dân Nhật Bản. Rồng là linh vật mang lại may mắn và thịnh vượng. Nó thường được sử dụng trong các nghi lễ cầu nguyện cho sự thành công và thịnh vượng tại Nhật Bản.

5. Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn 

Nguồn:https://www.ryujinsogusha.or.jp/%E9%BE%8D%E7%A5%9E%E5%B4%87%E6%8B%9D-%E5%A4%AA%E9%99%BD%E7%A5%9E%E5%B4%87%E6%8B%9D/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ