Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
1. Lẩu Kiritanpo là món lẩu như thế nào?
Đối với một đất nước nổi tiếng về nền ẩm thực như Nhật Bản thì mọi người thường thấy các món ăn đều mang tính nghệ thuật, tuy nhiên ở Nhật Bản lại có một món ăn hết sức đơn giản, bổ dưỡng mà không cầu kỳ, nó được làm từ một nguyên liệu duy nhất đó chính là gạo Nhật Bản, tên gọi của món ăn đó chính là Kiritanpo.
Món lẩu Kiritanpo được nhiều người yêu thích, bởi vì chính hương vị nổi đặc của nhiều loại rau củ, thịt và đặc biệt là kiritanpo (hay còn gọi là cơm nướng). Tuy nhiên, có lẽ không nhiều người biết rằng Kiritanpo là một món ăn đặc sản của tỉnh Akita. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của món ăn truyền thống và những biến tấu hấp dẫn của món lẩu này nhé!
1.1 Có thể ăn cơm, rau và thịt gà cùng một lúc
Là một món đặc sản của tỉnh Akita, lẩu kiritanpo ít khi xuất hiện trên mâm cơm của các vùng khác. Do đó, có rất nhiều người chưa từng được thưởng thức món ăn này hoặc chỉ ăn thử một vài lần trong đời.
1.2 Gà trong lẩu là Hinai Jidori - đặc trưng ở tỉnh Akita
Thịt gà được sử dụng trong nồi lẩu kiritanpo thường là gà Hinai Jidori, một loại gà đặc sản của tỉnh Akita. Gà Hinai Jidori là một loại gà bản địa được nuôi ở tỉnh Akita, nổi tiếng với thịt chắc và hương vị đậm đà. Thịt gà này rất chắc, không bị nát khi nấu, giúp giữ được vị ngọt và lan tỏa hương vị khắp nồi lẩu kiritanpo.
1.3 Tanpo (cơm nướng) là gì?
Tanpo là những thanh gạo nếp đã được giã nhuyễn, quấn quanh một cây que rồi nướng. Hình dáng của tanpo khi đang được nướng trông giống như bông lúa nên người ta gọi là "tanpo" (có nghĩa là bông lúa ngắn). Và vì tanpo được cắt ngắn để cho vừa nồi lẩu nên mới có tên gọi là "kiri tanpo" (kiri có nghĩa là cắt).
Vì được làm từ gạo nên kiritanpo rất giàu dinh dưỡng. Không chỉ vậy, với kết cấu dẻo dai và hương vị thơm ngon đặc trưng của gạo, nhiều người còn yêu thích kiritanpo hơn cả thịt và rau trong nồi lẩu. Khi nấu cùng với nước dùng gà thì vị ngọt của nước dùng sẽ thấm vào kiritanpo, tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn và khó quên.
2. Nguồn gốc của Lẩu Kiritanpo và đặc trưng của từng địa phương
2.1 Vùng Odate - Kazuno
Nơi được coi là phát xuất của món lẩu kiritanpo là vùng Odate và Kazuno thuộc tỉnh Akita, Nhật Bản. Vào thời xa xưa, có rất nhiều người dân sống ẩn mình trong núi để làm nghề đốt than và khai thác gỗ. Họ thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị thức ăn trong những khoảng thời gian dài sống trên núi như vậy.
Và rồi, họ đã nảy ra ý tưởng nghiền nhỏ phần cơm thừa, xiên vào que rồi nướng, sau đó cho vào nồi lẩu gà. Đó chính là khởi nguồn của món lẩu kiritanpo ngày nay. Qua thời gian, món ăn này dần được biến tấu và trở thành món lẩu kiritanpo như chúng ta biết ngày nay.
Ở vùng Odate, lẩu kiritanpo đã trở thành món ăn gia đình quen thuộc. Đồng thời, vì đây cũng là món ăn không thể thiếu trong các dịp tiếp khách nên lẩu kiritanpo thường được dùng trong các lễ và sự kiện quan trọng.
2.2 Vùng phía Bắc của tỉnh Akita
Ở vùng phía Bắc của tỉnh Akita, có phong tục ăn lẩu kiritanpo vào thời điểm sau khi hoàn thành thu hoạch lúa. Việc cùng nhau quây quần bên nồi lẩu kiritanpo để cảm ơn vụ mùa bội thu đã tạo nên những sự giao lưu giữa các gia đình, thậm chí là tạo cơ hội để những người thường ngày ít nói có thể trò chuyện với nhau. Lẩu kiritanpo không chỉ là một món ăn mà còn là món ăn kết nối con người với nhau.
Lễ hội Lẩu Kiritanpo được tổ chức
Hiện nay, để lưu giữ món ăn truyền thống này cho các thế hệ sau, thì thành phố Odate đã tổ chức Lễ hội Kiritanpo, còn ở thành phố Kazuno thì tổ chức Lễ hội nguồn gốc của Kiritanpo. Tại các lễ hội này, không chỉ được thưởng thức nồi lẩu kiritanpo mà còn được trải nghiệm làm món ăn truyền thống này.
3. Cách làm món lẩu Kiritanpo
3.1 Chuẩn bị, sơ chế
Đầu tiên, để làm món lẩu Kiritanpo thì chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho phần kiritanpo và phần nước dùng. Nguyên liệu làm Kiritanpo chủ yếu là gạo và nước. Còn về phần nước dùng thì có chút cầu kỳ hơn như gà, thịt, nấm, rau củ quả và các loại gia vị nêm nếm.
Chúng ta có thể thay thế các loại rau củ khác tùy theo sở thích, miễn là chúng không quá nhiều chất xơ. Nếu không có thời gian ninh nước dùng, thì cũng có thể sử dụng gói gia vị lẩu gà bán sẵn để tiết kiệm thời gian.
3.2 Cách làm Kiritanpo
Để làm kiritanpo, thì chúng ta cho gạo vào cối và dùng chày giã nhuyễn. Khi gạo còn hạt và có độ dính nhất định, thì nhúng tay vào nước và nặn thành hình quả trám. Sau đó, chúng ta định hình gạo đã nặn vào một chiếc đũa. Bắt đầu từ đầu đũa kéo dài và dùng tay nặn để tạo hình cho phần gạo, như vậy sẽ đẹp hơn.
Sau đó, cho phần gạo gắn trên đũa vào chảo và lăn đều trong khoảng 20 phút ở lửa vừa. Khi gạo có lớp vỏ vàng mỏng là được. Lấy phần gạo đã nướng ra khỏi đũa. Để nguội bớt rồi cắt chéo làm đôi. Vậy là đã hoàn thành kiritanpo rồi đấy!
3.3 Cách nấu nước lẩu Kiritanpo
Tiếp theo, chúng ta sẽ chuẩn bị các loại rau củ cho vào nồi. Gọt vỏ củ cải trắng, bào sợi và ngâm trong nước khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo. Hành lá cắt khúc 2cm, nấm maitake bỏ gốc và tách sợi. Cần tây cắt khúc cùng với gốc. Thịt gà đùi cắt miếng vừa ăn.
Sau khi sơ chế xong, chúng ta sẽ chuẩn bị phần nước dùng. Cho nước và củ cải trắng, thịt gà vào nồi đất. Đun sôi ở lửa vừa, sau đó cho các nguyên liệu còn lại của phần nước dùng, cùng với hành lá, nấm maitake vào và đun tiếp ở lửa vừa trong khoảng 5 phút. Cuối cùng cho cần tây vào, đun sôi lại một lần nữa là xong. Vậy thì món lẩu kiritanpo thơm ngon, nóng hỏi đã xong.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://shinokuni-store.com/media/kiritanpo/