Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được bán tại cửa hàng miễn thuế như thế nào và đối tượng nào được mua hàng miễn thuế?

2024/10/30

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được bán tại cửa hàng miễn thuế như thế nào và đối tượng nào được mua hàng miễn thuế?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Hàng hóa miễn thuế là gì?

Hàng hóa miễn thuế là những mặt hàng bán tại cửa hàng miễn thuế không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và được miễn thuế nhập khẩu nếu là hàng nhập khẩu

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được bán tại cửa hàng miễn thuế như thế nào?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế như sau:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế
1. Đối với hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan và kho ngoại quan: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP .
2. Đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho hàng miễn thuế: Doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế danh sách hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 10/DSHH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Sau khi nhận được phản hồi của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, doanh nghiệp được đưa hàng hóa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Chi cục Hải quan xác nhận thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trên cơ sở thông báo danh sách hàng hóa của doanh nghiệp thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Trường hợp có nghi ngờ về danh sách hàng hóa, trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử phản hồi, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử với thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế lượng hàng tồn của cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan giao Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tổ chức thực hiện kiểm tra chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.
Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13/BBKT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ quan hải quan thực hiện xác nhận thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử theo kết quả kiểm tra thực tế.

Theo quy định tai Điều 10 Nghị định 100/2020/NĐ-CP đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế phải tuân theo những thủ tục sau:

Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế với tàu bay để bán hàng miễn thuế trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế
a) Khi đưa hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế lên tàu bay, doanh nghiệp gửi phiếu giao nhận hàng hóa theo Mẫu số 08/PGHKVTB Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
b) Thực hiện vận chuyển hàng hóa dưới sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý kho chứa hàng miễn thuế từ kho chứa hàng miễn thuế đến tàu bay;
c) Đối với hàng hóa bán không hết thu hồi từ các chuyến bay quốc tế: Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện niêm phong xe hàng miễn thuế trước khi đưa xe hàng ra khỏi tàu bay;
d) Lập 02 bảng kê lượng tiền mặt theo Mẫu số 09/BKTMKVTB Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, xuất trình cho cơ quan hải quan ngay sau khi nhận bàn giao từ đại diện của tiếp viên hàng không. Cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử các thông tin trên bảng kê lượng tiền mặt.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho chứa hàng miễn thuế
a) Giám sát hàng hóa xếp lên xe hàng, niêm phong hải quan, giám sát việc đưa hàng đến cửa tàu bay. Xác nhận vào phiếu giao nhận hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
b) Giám sát xe hàng từ tàu bay xuống để nhập kho, kiểm tra, giám sát xe hàng vào kho và xác nhận trên phiếu nhập kho của doanh nghiệp;
c) Xác nhận 02 bảng kê lượng tiền mặt do doanh nghiệp xuất trình ngay sau khi doanh nghiệp nhận bàn giao từ đại diện tiếp viên hàng không, lưu 01 bản và chuyển doanh nghiệp 01 bản, thực hiện xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

3. Đối tượng được mua hàng hóa miễn thuế là những ai?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 100/2020/NĐ-CP thì những đối tượng được mua hàng hóa miến thuế bao gồm:
  • Thứ nhất, người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế.
  • Thứ hai, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam được mua hàng hóa miễn thuế trên tàu bay xuất cảnh. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng hóa miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.
  • Thứ ba, người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế.
  • Thứ tư, đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng hóa miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. (cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam...)
  • Thứ năm, đối tượng mua hàng là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế (bao gồm tàu biển có quốc tịch nước ngoài và tàu biển có quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế) được mua hàng miễn thuế tại cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên để sử dụng trên tàu trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam và để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh. 
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/thu-tuc-hai-quan-doi-voi-hang-hoa-duoc-ban-tai-cua-hang-mien-thue-nhu-the-nao-doi-tuong-nao-duoc-mu-39088.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ