Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
mô hình làm việc 4 ngày/ tuần. Mô hình làm việc 4 ngày/tuần đã
được thử nghiệm với hơn 3.300 nhân viên tại 70 tổ chức tại Anh và mang đến khá
nhiều kết quả khả quan. Vậy, mô hình làm việc này là gì? Có phù hợp với
thị trường Việt Nam không?
1. Mô hình làm việc 4 ngày/tuần là gì?
Mới đây, Anh đã thực hiện một thử nghiệm với hơn 3.300 nhân viên tại 70 công ty thực hiện mô hình tuần làm việc 4 ngày mà vẫn giữ nguyên mức lương.
Dự án thí điểm này được thực hiện trong 6 tháng và vừa kết thúc vào tháng
12/2022 vừa qua. Dự án được thực hiện theo mô hình 80 – 100 – 80: trả 100%
lương cho 80% thời gian đổi lấy cam kết duy trì 100% năng suất (Theo The
Guardian).
Theo đó, mô hình làm việc 4 ngày/tuần là một chiến dịch thí điểm giảm giờ làm,
sẽ cho phép nhân viên có 3 ngày nghỉ/tuần (thường là 3 ngày cuối tuần). Trong
thử nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu tại Anh đã thực hiện đo lường các yếu
tố về hiệu suất, sự tham gia của nhân viên, sự tăng trưởng của doanh nghiệp,…
và có nhiều chuyển biến tích cực.
2. Mô hình làm việc 4 ngày/tuần có phù hợp với Việt Nam?
Vậy, mô hình làm việc 4 ngày/tuần có phù hợp với thị trường lao động Việt Nam
hay không? Để giải đáp được vấn đề này, bạn cần tìm hiểu về ưu – nhược điểm
của mô hình 4 ngày làm/tuần và kết quả tại Anh như thế nào. Từ đó sẽ đưa ra
được câu trả lời phù hợp cho vấn đề này.
2.1 Ưu điểm mô hình làm việc 4 ngày/tuần
Những doanh nghiệp tại Anh sau khi thực hiện thử nghiệm đã nhận thấy rằng, mô
hình này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của họ. Cụ thể như sau:
2.1.1 Nhân viên hạnh phúc, gắn kết, giảm kiệt sức
Thời gian làm việc giảm và thời gian nghỉ ngơi tăng sẽ tác động đến sự hạnh
phúc, hài lòng của nhân viên. Khi họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, họ sẽ
có cơ hội cải thiện sự cân bằng trong công việc và cuộc sống – một trong những
yếu tố nghiêm trọng gây ra kiệt sức ở người lao động.
Mô hình làm việc này cũng giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe, giảm thời
gian nghỉ ốm của nhân viên. Từ đó mức độ gắn kết của nhân viên với công việc
hiện tại của họ cũng tăng cao và làm việc hiệu quả hơn. Thật vậy, theo 4 Day
Week, có đến 78% nhân viên cảm thấy
hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn khi được làm việc 4 ngày/tuần.
Một nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện tại Thụy Điển về vấn đề này với các y
tá chăm sóc khi họ chỉ cần phải làm việc 6 giờ trong 5 ngày/tuần. Kết quả thử
nghiệm cho thấy, báo cáo sức khỏe cho thấy tinh thần của họ đã được cải thiện
và gắn kết công việc cao hơn khi được giảm giờ làm (Theo BBC).
2.1.2 Tăng năng suất làm việc nhân viên
Khi nhân viên hài lòng, hạnh phúc và gắn kết với công việc, năng suất làm việc
của họ sẽ tăng cao hơn. Thử nghiệm từ công ty Perpetual Guardian tại New
Zealand về mô hình làm việc 4 ngày/tuần cho thấy rằng, nhân viên của họ không
chỉ duy trì được mức năng suất cũ, mà còn
cải thiện về mức độ hài lòng với doanh nghiệp. Các yếu tố như tinh thần
đồng đội, cân bằng công việc – cuộc sống, sự trung thành cũng được nâng cao và
nhân viên ít bị căng thẳng hơn giảm từ 38 – 45% (Theo Fast Company).
Một kết quả nghiên cứu khác được thực hiện tại những quốc gia năng suất cao
nhất thế giới về giảm giờ làm như Đan Mạch, Na Uy, Đức, Hà Lan cũng cho kết
quả tương tự. Theo nghiên cứu đó, khi nhân viên giảm giờ làm khoảng 27
giờ/tuần (tương đương bằng 4 ngày/tuần), năng suất làm việc của họ đã tăng lên
đáng kể (Thời báo Time).
Một dẫn chứng khác khi áp dụng mô hình này giúp năng suất làm việc của nhân
viên tăng lên hiệu quả có thể kể đến Microsoft Japan, khi nhân viên tại đây đã
có hiệu suất làm việc tăng hơn 40%. Bên cạnh đó, tại Killer Visual Strategies
cũng đã áp dụng thử nghiệm hình thức này, kết quả cho thấy năng suất làm việc
của nhân viên tại đây đã tăng lên 20% (Theo Guardian).
2.1.3 Dấu chân “carbon” nhỏ hơn
Dấu chân “carbon” là khái niệm để chỉ việc lượng khí thải carbon dioxide từ
việc di chuyển của người lao động tại các doanh nghiệp. Khi áp dụng hình thức
làm việc 4 ngày/tuần, thời gian di chuyển cũng sẽ được giảm theo và giúp
giảm phạm vi ảnh hưởng của dấu chân “carbon” này đến môi trường.
2.1.4 Tăng tỉ lệ tuyển dụng và giữ chân nhân viên
Hình thức làm việc 4 ngày/tuần đem lại sự linh hoạt hơn trong chế độ, chính
sách và phúc lợi của nhân viên. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế
khi tuyển dụng và giữ chân nhân viên tốt hơn. Một nghiên cứu được đăng tải tại
4 Day Week cho biết, có đến 63% doanh nghiệp khi áp dụng 4 ngày/tuần đã cải
thiện hơn về tỷ lệ thu hút ứng viên tiềm năng, giữ chân nhân tài tại tổ
chức của họ.
2.2 Nhược điểm mô hình làm việc 4 ngày/tuần
Hình thức nào cũng có những ưu – nhược điểm riêng. Bên cạnh những ưu điểm ở
trên, bạn cũng cần xem xét về sự hạn chế khi tìm hiểu mô hình làm việc 4
ngày/tuần có phù hợp với thị trường lao động Việt Nam hay không. Cụ thể, mô
hình này sẽ có những nhược điểm, hạn chế như sau:
2.2.1 Không phù hợp với tất cả loại hình kinh doanh
Không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với mô hình làm việc 4 ngày/tuần. Mô
hình này chỉ khả thi đối với những doanh nghiệp có thể điều chỉnh linh hoạt
toàn bộ hoạt động kinh doanh theo phương thức làm việc linh động. Bên cạnh đó,
để áp dụng được mô hình này sẽ cần có thời gian và chi phí lớn. Vì vậy, bạn
nên cân nhắc cụ thể trước khi áp dụng vào doanh nghiệp của mình.
2.2.3 Thời gian làm việc 1 ngày có thể tăng lên
Trên thực tế, khi làm việc 4 ngày/tuần, rất có thể nhân viên của bạn phải làm
việc bằng số giờ tương đương với 5 – 6 ngày/tuần. Trong trường hợp này, họ có
thể phải làm việc lên đến hơn 10 tiếng/ngày để đảm bảo được năng suất làm việc
hiệu quả.
Mức độ làm việc này có thể tạo ra sự phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của nhân viên, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng
thể của họ. Mặc dù về mặt lý thuyết, làm việc 4 ngày/tuần sẽ giúp họ có nhiều
thời gian nghỉ ngơi hơn. Nhưng làm việc nhiều giờ hơn trong một ngày có thể
ảnh hưởng đến yếu tố cân bằng giữa cuộc sống – công việc của họ.
2.2.3 Một số hạn chế khác cần nắm rõ
Bên cạnh 2 nhược điểm trên, đối với mô hình làm việc 4 ngày/tuần, bạn cũng cần
phải đối mặt với những hạn chế khác như sau: Có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến
trải nghiệm khách hàng bởi ngày làm việc của nhân viên giảm, đồng nghĩa với
một số hoạt động trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ sẽ bị ngừng vào những ngày
nhân viên không làm việc. Người sử dụng lao động cũng có thể cần phải sửa đổi
các chính sách. Có thể xảy ra sự phân biệt đối xử trong quá trình áp dụng hình
thức làm việc này.
3 Mô hình làm việc 4 ngày/tuần có phù hợp với Việt Nam?
Hiện tại, mô hình tuần làm việc 4 ngày vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi không
chỉ ở thị trường lao động Việt Nam mà còn ở thị trường lao động thế giới. Tuy
vậy, theo nhiều chuyên gia nhân sự, mô hình này vẫn được đánh giá là “tương
lai của thị trường lao động”.
3.1 Mô hình làm việc 4 ngày/tuần chưa thực sự phù hợp ở Việt Nam
Hiện tại, mô hình làm việc 4 ngày/tuần chưa thực sự phù hợp với đa số các
doanh nghiệp tại Việt Nam. Để giải thích về nhận định này, bạn có thể tham
khảo một số lý do như sau:
- Thứ nhất, dù đã có nhiều phương án cải thiện hàng năm, nhưng năng suất lao động tại Việt Nam khá thấp. Nếu so sánh với những quốc gia khác thì chỉ đạt khoảng 7.2% so với Singapore, 36.2% so với Thái Lan, 18.4% so với Malaysia (Theo Tổng Cục Thống Kê). Những lý do chính cho vấn đề này thường bao gồm thiết bị, máy móc, quy trình làm việc còn lạc hậu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, quản lý, trình độ tổ chức, sử dụng nguồn lao động chưa cao.
- Thứ hai, sản xuất vẫn đang là khối ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Song song đó có đến hơn 98% doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Vì vậy, việc áp dụng tuần làm việc 4 ngày hoặc giảm giờ làm sẽ khó khả thi với thị trường lao động việc.
3.2 Tuy nhiên, vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp
Những sự khó khăn, hạn chế ở trên, nhưng nếu nhìn trên phạm vi hẹp, ngày nay
đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình làm việc 4 ngày/tuần hoặc giảm giờ
làm. Những doanh nghiệp này thường áp dụng với bộ phận có kết quả, năng suất
làm việc cao trong tổ chức.
Dù áp dụng mô hình làm việc nào, doanh nghiệp cũng cần phải tối ưu và xác định sự phù hợp của mô hình đó với tổ chức. Ngoài ra, cần xác định là sẽ cần thời gian cũng như chi phí trong giai đoạn đầu để chuyển giao và áp dụng mô hình làm việc giảm giờ làm. Tuy vậy, nếu triển khai phù hợp, doanh nghiệp sẽ nhận lại được nhiều lợi ích hơn từ mô hình làm việc này.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về mô hình làm việc 4 ngày/tuần,
những ưu – nhược điểm của mô hình này và áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp của
mình. Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy
vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://tuyendung.topcv.vn/bai-viet/mo-hinh-lam-viec/