Bánh Suama - Mềm dẻo thơm ngon ngay từ lần thưởng thức đầu tiên!

2024/11/26

NhậtBản-Mónăn

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những đặc sắc của văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về món bánh Suama nhé!

1. Bánh Suama là bánh như thế nào? 

ひなまつりでのすわま

Suama là một loại bánh mochi đặc trưng của miền Đông Nhật Bản. Ở phía Tây Nhật Bản rất hiếm khi bán loại bánh này nên không nhiều người biết đến hương vị và đặc điểm của nó. Suama là một loại bánh mochi được làm bằng bột gạo, đường và các nguyên liệu khác, sau đó đem hấp. Người ta thường dùng chữ "寿甘" với ý nghĩa cầu may mắn, hoặc có những khu vực có phong tục gói bánh suama màu đỏ và trắng để tặng trong các dịp lễ. 

Đặc trưng của suama là vị ngọt vừa phải từ gạo nếp và đường, kết cấu dai giòn. Về hình dáng, suama thường có màu hồng trắng và hình chữ nhật dẹt hoặc hình trụ, nhưng cũng có loại hình trứng gà gọi là "tsurunoko" (鶴の子) hoặc "tsurunoko mochi".

Vào mùa lễ hội Hinamatsuri (lễ hội búp bê cho bé gái), thì bánh suama được dùng thay thế cho bánh Hishi mochi, trở thành một hương vị quê hương quen thuộc. Bánh mang một ý nghĩa là món bánh truyền thống kể về lịch sử của địa phương, Suama đã được Nhật Bản công nhận là "Món ăn 100 năm".

2. Nguồn gốc của bánh Suama ở phía Đông hay Tây của Nhật Bản? 

Về khía cạnh cách làm cùng với các yếu tố khác, bánh Suama này được cho là từ thời Edo. Mặc dù không rõ chính xác thời điểm bánh này được du nhập vào, tuy nhiên người ta cho rằng nó đã được truyền đến Araisyuku qua con đường Tokaido và sau thời kỳ Meiji loại bánh này phổ biến tại các hộ gia đình. Bánh Suama có hình dạng giống kamaboko (chả cá truyền thống của Nhật Bản) hoặc hình quả trứng gọi là tsuru no ko mochi. Loại bánh có vị ngọt nhẹ này ở vùng Kanto được coi là mang lại may mắn nên đôi khi được viết là 寿甘 và được sử dụng trong các dịp lễ như Shichi-go-san (lễ mừng khi trẻ em tròn 3, 5, 7 tuổi), sinh nhật hoặc đám cưới,vv...

すわま

Ở vùng Kansai, có một loại bánh có tên gọi là suhama (洲浜). Khác với Suama, đây là một loại bánh làm từ bột đậu như bột đậu nành. Đặc biệt, Suhama được làm bởi các cửa hàng lâu đời ở Kyoto có hình dạng mặt cắt giống hình ảnh những con sóng vỗ bờ. Suama của thành phố Kosei có đặc điểm là hình dạng lớn giống đồng tiền cổ và có hai đường rãnh trên bề mặt tạo nên hình dạng sóng. Theo một số nguồn tin, hình dạng sóng đặc trưng này được tạo ra bằng cách ấn đũa vào miếng bột hình đồng tiền cổ và nó đại diện cho Suhama và sau đó nó được gọi là Suama. 

Những câu chuyện dân gian này cho thấy sự giao thoa văn hóa Đông Tây một cách rõ nét - một trong những điểm dừng chân quan trọng trên con đường Tokaido, nằm giữa hai kinh đô Edo và Kyoto.

3. Hương vị Suama vẫn được lưu truyền đến ngày nay 

すわま 和菓子

Bánh Suama từ lâu đã được phổ biến tại gia đình, mỗi nhà có một hương vị riêng và được truyền lại từ đời này sang đời khác. Hiện nay, bánh Suama được làm tại nhà dần dần ít đi, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy chúng tại một số cửa hàng bánh kẹo và siêu thị. Cũng giống như mỗi gia đình xưa kia có một hương vị riêng, ngày nay mỗi cửa hàng cũng mang đến cho bạn những hương vị độc đáo riêng biệt.

Nguyên liệu chính của Suama là bột nếp dẻo, được nhồi cho thật mịn, ép vào khuôn và đem đi hấp. Vị ngọt tự nhiên của nếp hòa cùng một chút ngọt của sữa, đường và nước dâu tây càng làm tăng thêm sự tinh tế cho hương vị của bánh suama.

4. Cách làm bánh Suama  

Trước hết chúng ta cần phải chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ như bột bắp, bột nếp, sữa tươi và đường. Đầu tiên chúng ta trộn 1 ít bột bắp cùng bột nếp, sữa tươi, sữa đặc cùng đường cát. Trong đó bột nếp luôn là nguyên liệu chính nên cho nhiều hơn, còn các nguyên liệu còn lại có thể gia giảm tùy theo khẩu vị của mỗi người, mỗi gia đình. Bí quyết ở đây chính là chúng ta nhồi hỗn hợp bột trên sao cho thật đều và mịn. 

Tiếp theo đun sôi nước rồi cho phần bột vừa mới trộn lên hấp trong khoảng 20-30 phút cho bột chín. Trong lúc chờ bột chín thì chúng ta trộn hỗn hợp tương tự cho thêm nước dâu tây để tạo màu. Sau đó trộn đều để bột được dẻo và mịn và cũng đem đi hấp chín như phần bột đã làm trước đó.  

すわまの作り方

Khi hỗn hợp bột hồng chín thì vớt ra và nhớ rắt ít bột để đỡ dính nha. Đợi bột nguội thì bắt đầu nhồi bột trong khoảng 10 phút, nhồi càng lâu thì bột sẽ càng ngon nha. Cán phần bột màu hồng tạo một lớp mỏng, sau đó cho bột màu trắng vào, cuộn tròn sau cho bột màu hồng trùm kín bột màu trắng.  

Cuối cùng là đến bước tạo hình cho bánh Suama. Chúng ta có thể dùng một mành tre đè nhẹ vào phần bột để tạo những gợn sóng. Sau đó, để khoảng 2 đến 3 giờ cho bánh khô lại. Chỉ đơn giản như vậy thôi, bánh Suama thơm ngon được làm ra rồi. Chúc mọi người thành công ngay lần đầu tiên nhé!  

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé!

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ