Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá vùng đất Quảng Ninh với nhiều danh lam thám cảnh và những đặc sản đầy hấp dẫn tại nơi đây bạn nhé.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một
tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng,
cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu,
đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng
Ninh.
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác
tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là
vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản
thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý
tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam.
Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào
núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ
biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ
20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là
195km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc
thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc
xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và
xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông
bắc xã Trà Cổ, TP Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và
TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với
118,825 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là
611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513
ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.
Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai
nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải
Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ
Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy
Quảng Nam Châu (1.507m) và Cao Xiêm (1.330m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên
các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166m) ở phía bắc huyện
Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã
Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những
dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với
đỉnh Yên Tử (1.068m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094m) trên đất Hoành
Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm
thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và
bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà,
Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên
những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo
Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam
Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng
ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân
cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai
nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo
đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo
Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là
đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng
ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn
nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi
cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho
công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ,
Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...).
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có
những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi
sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các
lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ
biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm
năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
Khí hậu
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét
riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn
... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều;
một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm
trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm
năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông
Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa
đông lạnh với mùa khô.
Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn
định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100mm là mùa
mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100mm.
Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng
1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là
12oC và thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng
vĩ tuyến là 5,1oC.
Điểm nhấn di tích, danh thắng nổi tiếng
Di tích thương cảng Vân Đồn.
Vân Đồn là cảng ngoại thương đầu tiên ở nước ta.
Vân Đồn thuộc quẩn đảo Vân Hải, ngày nay thuộc huyện Vân Đồn, nằm ở phía đông
nam vịnh Hạ Long. Quy mô lớn của thương cảng Vân Đồn một thời sầm uất đã được
các nhà khào cổ ghi nhận qua việc phát hiện nhiều bến bãi với đồ gốm và tiền
đồng nhiều triều đại, trên suốt một dải đảo từ Cống Đông, Cống Hẹp, Cống Yên,
Ngọc Vừng đến Minh Châu, Quan Lạn..... Qua các dấu tích nền nhà cổ thường bắt
gặp những hũ sành đựng tiền đồng cổ thuộc các thời đại phong kiến Trung Quốc
từ nhà Đường tới nhà Thanh; tiền Việt Nam từ nhà Lý tới nhà Nguyễn. Tại khu
cảng cổ còn có một khẩu giếng có tên gọi nôm là na là giếng Hiệu, hay còn gọi
là giếng Nàng tiên nằm sát bên bờ vụng, quanh năm đầy nước. Đó là một trong
những yếu tố góp phần khẳng định thêm rằng Cái Làng là một bến thuyền buôn cổ
của bến thuyền cổ của cảng Vân Đồn.
Cụm Di tích chiến thắng Bạch Đằng.
Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước
của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng Ninh. Ðã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử
(số 191 VH/QÐ ngày 22 tháng 3 năm 1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch
Ðằng. Bãi cọc Bạch Ðằng tồn tại cùng thời gian là nhân chứng trong lịch sử
chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh
hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ XIII. Vào thế kỷ XIII, sau 2 lần tiến
quân xâm lược Việt Nam bị thất bại thảm hại (1258, 1285) năm 1288 quân Nguyên
Mông quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ
huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng
đuờng bộ và đường thủy.
Cụm di tích và danh thắng Núi Bài Thơ.
Một ngọn núi đá vôi cao 106 m nằm ở
trung tâm thành phố Hạ Long, kề ngay bên vịnh Hạ Long, nhìn xa trông như một
tòa lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên
cố. Đó là núi Bài Thơ. Xưa kia núi còn có tên là núi Truyền Đăng (Rọi Đèn).
Ngọn núi này đã làm xúc cảm bao tâm hồn thi sỹ. Năm 1468, Hoàng đế - thi sỹ Lê
Thánh Tông, trong chuyến đi kinh lý ở phía đông đã dừng chân tại đây. Xúc động
trước vẻ đẹp thần tiên của mây trời non nước Hạ Long, nhà vua đã làm một bài
thơ và cho khắc vào phía nam của vách núi đá, cái tên núi Bài Thơ có từ đó.
Năm 1729, chúa Trịnh Cương đã làm một bài thơ họa lại bài thơ của vua Lê Thánh
Tông và cho khắc vào ngay gần đấy. Cũng tại đây còn có bài thơ của Nguyễn Cẩn
(1790) và một số bài thơ khác.
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận
tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 1.553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là
đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông
nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có
tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá
có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di
sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử
Long.
Lễ hội truyền thống đặc sắc
Lễ hội Yên Tử
Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông
Bí. Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng
3 (âm lịch). Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi
phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được
tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa
thiên nhiên hùng vĩ.
Lễ hội Bạch Đằng
Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Lễ hội được tổ
chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày
đêm. Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc
chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).
Lễ hội đền Cửa Ông
Diễn ra tại đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả.
Tổ chức từ ngày mùng hai tháng giêng cho đến hết tháng 3 (âm lịch). Đền Cửa
Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà
Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một
tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng
Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh. Trước kia nhân dân ở địa phương có tổ chức
ngày hội chính vào ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình
gồm phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng. Kiệu được rước từ đền ra
miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Đức Ông
hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức
Ông.
Lễ hội chùa Long Tiên
Diễn ra tại chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ, thành
phố Hạ Long. Chính hội vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm. Chùa Long Tiên
được xây dựng cách đây không lâu (năm 1941) nhưng là ngôi chùa lớn nhất ở
thành phố Hạ Long. Lễ hội chùa Long Tiên không chỉ dành riêng cho các tín đồ
đạo Phật, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho tất cả mọi người. Chùa Long Tiên
tọa lạc ngay dưới chân núi Bài Thơ. Đây là một di tích lịch sử, danh thắng nổi
tiếng.
Lễ hội Thập Cửu Tiên Công
Diễn ra ở đền Thập Cửu Tiên Công, thuộc xã Cẩm La,
đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng. Hàng năm dân làng mở hội vào ngày 7 tháng giêng
(âm lịch). Đền Thập Cửu Tiên Công (còn gọi là miếu Tiên Công) thờ 19 vị Tiên
Công - những người có công đầu tiên quai đê lấn biển lập nên khu đảo Hà Nam
trù phú, làng xóm đông vui như ngày nay. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công
lao của các vị Tiên Công.
Lễ hội Trà Cổ diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái. Được tổ chức bắt đầu
từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Cách đây gần
600 năm, người Trà Cổ đã xây dựng được ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành
Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong
trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.
Lễ hội Quan Lạn
Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Được tổ
chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm nhưng lễ hội kéo dài từ ngày 10
đến hết ngày 20 tháng 6. Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên
Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, một danh tướng của nhà Trần vừa
là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển. Lễ hội Quan Lạn mang dấu ấn của
một hội làng truyền thống nhưng rất hoành tráng thể hiện tinh thần thượng võ
của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân
vùng biển./.
Ẩm thực Quảng Ninh
Chả mực Hạ Long
Chả mực Hạ Long được ví như tinh hoa ẩm thực Quảng Ninh. Đây còn là món ăn nằm
trong top 50 món ăn đặc sắc nhất Việt Nam. Chả mực ngon nhất phải được chế
biến từ mực tươi và được giã bằng tay để giữ nguyên độ dai và ngọt tự nhiên.
Gà đồi Tiên Yên
Gà đồi Tiên Yên cũng là một đặc sản Quảng Ninh nức tiếng gần xa. Giống gà ta
được nuôi thả tự nhiên trên đồi nên thịt chắc và ngọt. Gà đồi được chế biến
thành nhiều món, nhưng gà luộc chính là món ăn giúp thực khách cảm nhận rõ nét
nhất độ giòn và béo ngậy của da; độ chắc nhưng không dai của thịt.
Hải sản tươi và hải sản khô Quảng Ninh
Quảng Ninh sở hữu hơn 200 km đường bờ biển. Mức triều cường ở đây cao nhất cả
nước nên nguồn hải sản dồi dào; chủng loại phong phú và hương vị đậm đà hơn
nhiều vùng biển khác. Khó có thể thưởng thức hết các loại hải sản Quảng Ninh
trong một chuyến đi, nên bạn hãy dành bụng để thưởng thức Ngán, ruốc lỗ, sam
Quảng Yên, sá sùng… Muốn mua làm quà, du khách có thể chọn hải sản khô như mực
khô; tôm khô; ruốc tép… cho dễ bảo quản và vận chuyển.
Nem Quảng Yên
Quảng Yên (Quảng Ninh) nổi tiếng với các món nem chua, nem chạo. Từ nguyên
liệu đơn giản như bì lợn, thính gạo, bàn tay chế biến tài tình của người dân
Quảng Yên sáng tạo nên món ăn chơi vô cùng “bon miệng”. Nem Quảng Yên cũng rất
dễ bảo quản nên thích hợp để mua làm quà.
Rượu ngon đặc sản Quảng Ninh
Không chỉ có những món ăn ngon, những loại rượu quý cũng là đặc sản Quảng Ninh
đượcnhiều du khách chọn làm quà biếu tặng. Rượu mơ Yên Tử; rượu nếp ngâm Hoành
Bồ; rượu ba kích tím… đều được người dùng yêu thích và nức tiếng gần xa.
Khâu nhục (khau nhục) Tiên Yên
Khâu nhục Tiên Yên ngon khó cưỡng ngày nay đã trở thành món đặc sản Quảng Ninh
nức tiếng gần xa. Nguyên liệu làm nên món ăn này là thịt lợn - vốn vô cùng
quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng với cách chế biến cầu kỳ, khâu nhục
trở thành món “cao lương mỹ vị” của người Quảng Ninh. Hiện nay, khâu nhục được
chế biến và đóng hộp sạch sẽ, rất tiện để mang về ăn dần hoặc làm quà.
Sữa chua trân châu Hạ Long
Nếu là tín đồ của các món ăn vặt thì nhất định bạn phải thưởng thức sữa chua
trân châu khi đến Hạ Long. Chỉ cần nhìn vào hàng trăm cửa hàng trên khắp cả
nước là đủ biết món ăn này đáng để thử cỡ nào. Trân châu mềm dẻo, sữa chua
thanh mát, cốt dừa béo ngậy hòa quyện vào nhau tạo nên món ăn vặt chiều lòng
được bất cứ ai.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp