Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể.
Hôm nay Công ty AGS sẽ đưa các bạn đến khám phá văn hóa nét đẹp của thiên
nhiên Việt Nam thông qua vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Nơi đây được ví như nóc
nhà của Gia Lai, cùng với nhiều thảm thực vật động vật phong phú và đa dạng,
hãy cùng nhau khám phá vùng đất này để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Giới thiệu về Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập trên cơ sở trước đây là khu bảo tồn
thiên nhiên theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 11 năm 2002.
Kon Ka Kinh là một trung các khu rừng đặc dụng của Việt Nam nhằm bảo tồn các
loài thực vật hạt trần và khu rừng nhiệt đới núi cao.
Nằm ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai, mặt phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Vườn quốc
gia Kon Ka Kinh cách thành phố Pleiku chừng 50 km về phía đông bắc, thuộc địa
phận ba huyện là huyện Đắk Đoa, huyện Ayun và Mang Yang.
Vùng núi vườn quốc gia Kon Ka Kinh có đỉnh núi cao nhất trên dãy cao nguyên
Pleiku với độ cao so với mặt nước biển lên đến 1.748m.
Ngoài ra, Kon Ka Kinh còn nằm trên đầu nguồn của hai con sông lớn là sông Ba
và sông Đăk Pne. Do địa hình núi cao, dốc nên hệ thống sông suối bắt nguồn từ
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thường ngắn, hẹp, dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh.
Đến với Kon Ka Kinh là đến với những buôn làng của các dân tộc Tây Nguyên, đặc
biệt là những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người Bana còn lưu giữ từ thuở
sơ khai.
Sức hấp dẫn, lôi cuốn của khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn nằm ở hệ thống
sông, suối, thác, ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như thác Đak Pooc, suối Knia, Đak
Kơ Bưng, thác Đak Pooc, thác 95 nổi tiếng và đẹp nhất có độ cao khoảng 40m.
Vào mùa hè, làn nước mát lạnh của những thác nước này khiến không khí luôn mát
mẻ. Leo lên đỉnh Kon Ka Kinh và phóng tầm mắt ra xung quanh, bạn sẽ cảm nhận
được sự hùng vĩ của dãy Trường Sơn, núi cao mây mù bao phủ với thác nước từ
trên cao đổ ra bọt trắng xóa, âm thanh vang vọng. Tiếng rống của dã thú xen
lẫn tiếng hót gọi bè bạn của những chú chim thật độc đáo.
Ngoài nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, Kon Ka Kinh còn đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ đầu nguồn của các con sông lớn giúp cung cấp nước tưới
tiêu nông nghiệp và sinh hoạt cho các khu vực của tỉnh Gia Lai và Kontum.
Địa hình, địa thế và thổ nhưỡng
Địa hình, địa thế
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh phân bố trong vùng tiếp giáp của Cao nguyên PleiKu
với Cao nguyên Kon Hà Nừng. Nơi đây là khu vực gồm nhiều dãy núi có độ cao
trung bình từ 1.200 - 1.500 m, cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh 1.748 m, thấp nhất
là vùng đất phía Đông với độ cao khoảng 600m. Nhìn chung, địa hình của Vườn
Quốc gia Kon Ka Kinh thấp dần từ Bắc xuống Nam, với kiểu địa hình núi trung
bình là chủ yếu. Trong phạm vi lãnh thổ của Vườn Quốc gia có 3 kiểu địa hình
chính sau:
- Kiểu địa hình núi cao (N1), chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia. Phân bố ở đỉnh Kon Ka Kinh, có độ cao từ 1.700 - 1.748 m.
- Kiểu địa hình núi trung bình (N2), chiếm 98,5% diện tích tự nhiên, phân bố gần như trên toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia, có độ cao từ 700 - 1.700 m.
- Kiểu địa hình núi thấp (N3), chiếm 1,4% diện tích tự nhiên của Vườn Quốc gia. Phân bố dọc theo các nhánh của suối Đăk Lorr, có độ cao từ 600 - 700 m.
Khí hậu
VQG Kon Ka Kinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa phân tách
khá rõ rệt trong một năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô
bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21- 25°C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung bình là 25°C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 16°C, riêng khu vực đỉnh Kon Ka Kinh có nhiệt độ dưới 15°C.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình biến động từ 2.000 - 2.500 mm, lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, và thấp nhất là tháng 1.
- Độ ẩm bình quân năm: 80%, độ ẩm cao nhất vào các tháng mùa mưa với 87%, các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp, độ ẩm thấp nhất là 71%.
- Chế độ gió: Trong vùng thịnh hành 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam thổi trong các tháng mùa khô và gió mùa Đông Bắc thổi trong các tháng mùa mưa. Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của Bão.
Thuỷ văn
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có 3 hệ thống suối chính thuộc đầu nguồn của các con
sông trong vùng, với nhiều nhánh suối nhỏ, có mật độ tương đối dày, phân bố
tương đối đều. Đặc điểm của hệ thống suối nơi đây là về mùa mưa có lưu lượng
nước khá lớn, mùa khô lại rất thấp.
- Lưu vực sông Ba: Là hệ sông lớn nhất, được bắt nguồn từ các nhánh suối ở phía Bắc xã Đăk Roong, chảy theo hướng Bắc Nam, chảy qua Vườn Quốc gia tại tiểu khu 18 với chiều dài khoảng 11 km. Toàn bộ các hệ thống suối ở mạn sườn Đông Bắc, Đông Nam Kon Ka Kinh đều thuộc lưu vực của sông Ba, với diện tích khoảng 230 km². Mô đun dòng chảy trung bình toàn lưu vực đạt 22,2 l/s/km², vùng thượng lưu có lưu lượng dòng chảy trung bình năm cao 40-50 l/s/km². Hệ số dòng chảy lưu vực thấp, trung bình đạt 0,41.
- Lưu vực sông Đăk Pne: Bắt nguồn từ nhiều nhánh suối ở sườn Tây dãy Kon Ka Kinh thuộc địa bàn xã Kon Pne, với diện tích lưu vực khoảng 144 km². Sông Đăk Pne chảy theo hướng Bắc, nhập với sông Đăk Bla tại huyện Kon Plông, chảy qua thành phố Kon Tum, nhập với sông Pô Kô, cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Ya Ly, thủy điện Sê San III...
- Lưu vực sông A Yun: Bắt nguồn từ sườn Nam của dãy Kon Ka Kinh, với tổng diện tích lưu vực là 60 km2.
Ẩm thực tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Đến với Vườn quốc gia Kon Ka Kinh du khách không chỉ có cơ hội ngắm núi rừng
mênh mông, những đồi núi trùng điệp cao ngút ngàn hay tìm hiểu về phong tục,
tập quán của người dân nơi đây… mà còn có cơ hội khám phá ẩm thực đậm chất Tây
Nguyên hoang dã.
Đến Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nếu du khách băng khoăn không biết nên thưởng
thức gì? xin giới thiệu đến các bạn những món ăn hấp dẫn ngay dưới đây.
Cơm nướng ống – Cơm lam
Thực chất chỉ là cơm trắng, những điểm độc đáo ở đây chính là cơm được nấu
trong những ống tre nhỏ, được nấu trên bếp lửa nên mang đậm phong cách hoang
dã, cơm cũng thơm ngon hấp dẫn hơn.
Món cơm lam này khá phổ biến và xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của các dân
tộc vùng núi như Kom Tum, Gia Lai.
Nhìn bề ngoài thì khá đơn giản nhưng để chế biến món ăn này đòi hỏi người đầu
bếp phải có tay nghề cao, phải nướng làm sao để cơm không sống hay bị nhão.
Khi ăn thực khách chỉ cần tước nứa ra thành nhiều phần chấm với muối sả lá é
ớt rừng hoặc dùng kèm với thịt gà để tăng hương vị của món ăn.
Phở khô Gia Lai
Phở khô hay còn được biết đến với cái tên phở hai tô, bởi khi thưởng thức
người ta sẽ phục vụ 2 tô, một tô chứa phở khô, tô còn lại chứa nước dùng.
Bánh phở được làm từ bột gạo cay, sợi nhỏ, mịn, dai dai, khi ăn thực khách
thêm gia vị như tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt để thưởng thức.
Tô phở khô ngon thì không thể thiếu thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi, hành khô phi
giòn. Cùng tô nước dùng được ninh từ gà, thịt bò tái hoặc bò gân… Có rất nhiều
hương vị cho thực khách lựa chọn.
Bún mắm cua Gia Lai
Nguyên liệu của món ăn này rất đa dạng gồm cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng,
chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, mắm nêm, các loại gia vị ớt,
xà lách, bắp chuối, rau thơm…
Nguyên liệu chính của nó là cua đồng, người bán thưởng lựa cua khá kỹ.
Ngon là vậy nhưng bún mắm cua rất kén người ăn bởi mùi nồng của mắm nêm hay
nước cua lên men. Tuy nhiên nếu ai thích món này thì sẽ cảm thấy “nghiện”.
Muối kiến vàng Gia Lai
Là một trong những đặc sản độc nhất vô nhị ở Gia Lai, bởi không có nơi nào có
thể làm ngon được như ở đây. Người ta sử dụng loại kiến vàng rừng vùng Ayun
Pa, Krông Pa, Gia Lai. Nhiều thực khách chắc hẳn sẽ lắc đầu nguầy nguậy khi
nhìn thấy muối kiến vàng.
Nhưng nếu đã thử sơ qua hương vị của nó 1 lần thì nhất định sẽ không bỏ qua mà
mua ngay về làm quà biếu người thân. Quá trình làm cũng như chế biến đều rất
công phu, người dân phải đi tìm bắt kiến vàng sống sâu trong rừng.
Sau đó đem đi rang sơ, rồi giã với ớt cay thật cay, cộng với vài loại lá rừng,
muối hột… là thành thứ muối chấm tuyệt vời. Người ta thường dùng muối kiến
vàng để ăn cùng thịt nướng hay ăn với trái cây…
Bò một nắng Gia Lai
Một trong những đặc sản hấp dẫn ở Gia Lai mà du khách không nên bỏ qua khi du
lịch là bò một nắng. Cao nguyên Sơn Hòa là nơi chăn nuôi bò một nắng nổi
tiếng, ban đầu hương vị của nó khá đơn sơ, nhưng sau khi giao thoa với văn hóa
miền xuôi nó trở nên đa dạng hơn.
Để làm bò một nắng người ta sử dụng phần thịt đùi hoặc thịt thăn. Người ta ướp
nhiều gia vị như mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi đem đi phơi một
nắng là xong.
Lẩu lá rừng Gia Lai
Có thể thực khách nghĩ rằng chúng tôi “viết sai” tên món ăn, nhưng thực chất
nó là món lẩu lá rừng đặc biệt, độc đáo, có 1-0-2 ở Gia Lai. Mọi loại lá rừng
đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng là chúng không chứa độc tố
hay phản ứng hóa học với nhau khi kết hợp lại.
Món ăn này không chỉ ngon, đảm bảo chất lượng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng rất
tốt cho sức khỏe. Người ta thường cuốn thịt với lá rừng hoặc nem thính… để món
ăn đậm đà hơn.
Các địa điểm du lịch khác gần Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Điều nằm trong khu vực Tây Nguyên, Gia Lai không nổi tiếng như Đà Lạt trở
thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút ở Việt Nam nhưng không phải vì vậy mà ở
đây không có ảnh đẹp.
Ngược lại là ở Gia Lai có rất rất nhiều những điểm đến tuyệt vời, níu chân du
khách lần đầu đến đây.
Du lịch Gia Lai du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên, khám phá
những điểm du lịch hấp dẫn mà còn rất nhiều điều thú vị chờ bạn khám phá.
Biển Hồ – Hồ T’Nưng
Biển Hồ được mệnh danh là đôi mắt Pleiku, là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây
Bắc thành phố Pleiku, và là điểm đến thu hút tất cả du khách đến Gia Lai du
lịch, tham quan, khám phá.
Sở dĩ nó được gọi là biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn thì những cơn sóng như nhấp
nhô trên mặt hồ giống như sóng biển.
Không chỉ thu hút với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà biển Hồ còn mang vẻ
đẹp tự nhiên, thơ mộng nhất ở khu vực Tây Nguyên.
Cứ chiều chiều khi thời tiết mát mẻ tản bộ ra biển Hồ du khách sẽ bị mê hoặc
bởi màu xanh trong lành của nước biển, gió biển thổi vào làm những tán lá đung
đưa tạo nên tiếng reo vi vu.
Đặc biệt ở đây còn tấp trung rất nhiều loại cá nước ngọt như cá chép, cá
niềng, cá chày, cá ngựa…
Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành là một trong những ngôi chùa nổi bật với nền kiến trúc độc
nhất ở Tây Nguyên, không chỉ đối với nguời dân phố núi mà còn đối với người
dân Pleiku. Nổi bật với vẻ ngoài độc đáo, ngôi chùa chịu nhiều ảnh hưởng từ
kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.
Chùa Minh Thành được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và là
điểm đến thu hút của các Phật tử trong vùng.
Cũng giống như những ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam, chùa Minh Thành không tránh
khỏi những đợt trùng tu nhưng nó vẫn giữ được nét độc đáo và thu hút nhiều du
khách đến tham quan.
Quảng trường Đại Đoàn Kết
Nếu như biển Hồ được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku” thì Quảng trường Đại Đoàn
Kết chính là “trái tim” của người dân Pleiku. Quảng trường tọa lạc tại trung
tâm thành phố, với diện tích khoảng 12ha, nổi bật với bức tượng Chủ tịch Hồ
Chí Minh tựa lưng vào Hàm Rồng.
Phía sau bức tượng là bức phù điêu tạc trên đá trắng tái hiện lại khung cảnh
cuộc sống thường nhật của người dân Tây Nguyên. Đây là một trong những điểm du
lịch tản bộ, check-in, tham quan đẹp ở Gia Lai mà du khách không nên bỏ lỡ.
Nhà tù Pleiku
Là một trong những điểm tham quan độc đáo thu hút du khách với tên gọi của nó.
Nhà tù này từng là nơi giam giữ những tù nhân chính trị dưới thời Pháp, Mỹ
trước năm 1975, với rất nhiều hình thức tra tấn, dã man khác nhau đem đến nổi
khiếp sợ cho người dân.
Sau năm 1975, chính quyền đã đầu tư cải tạo, sửa đổi 1 số hạng mục và giữ gìn
nhà tù để làm nơi giáo dục cho thế hệ trẻ sau này.
Biển Hồ chè
Bởi nó là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn, biển Hồ chè
này nằm trên địa phận huyện Chư Pah, cách thành phố Pleiku khoảng 13km.
Cả khu vực được bao phủ bởi màu xanh mát mẻ của cây cối, phóng tầm mắt xa xa
không có một “màu sắc” nào khác ngoài màu xanh của những đồi chè và màu xanh
của bầu trời.
Đem lại cho du khách những giờ phút thật trong lành, thực yên tĩnh, nhẹ nhàng.
Núi lửa Chư Đăng Ya
Cứ mỗi mùa đến Chư Đăng Ya lại khoác lên mình “chiếc áo” mới thu hút du khách.
Vào mùa khô cả một vùng đồi núi được bao phủ bởi sắc vàng rực rỡ của hàng vạn
đóa hoa dã quỳ hay mùa mưa Chư Đăng Ya lại được bao phủ màu xanh bạt ngàn của
những ruộng khoai lang, cây dong riềng, khoai môn… Tạo nên bức tranh thiên
nhiên tuyệt đẹp.
Núi lửa Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư
Pah cách trung tâm thành phố Gia Lai khoảng 30km về hướng Đông Bắc, là điểm du
lịch không nên bỏ lỡ khi có cơ hội du lịch Gia Lai.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp