Khi nào doanh nghiệp được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp và được phân bổ như thế nào?

2024/11/25

ThuếTNDN

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Khi nào doanh nghiệp được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp và được phân bổ như thế nào?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Trường hợp nào được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp?

Theo Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định các trường hợp được phân bổ thuế TNDN như sau:
  • Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán;
  • Hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
  • Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;
  • Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
  • ...

2. Phương pháp phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định phương pháp phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán:
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh xổ số điện toán bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động kinh doanh xổ số điện toán nhân (x) với tỷ lệ (%) doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán tại từng tỉnh trên tổng doanh thu bán vé thực tế của người nộp thuế.
  • Doanh thu bán vé thực tế từ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản tạm nộp hàng quý và quyết toán bằng (=) doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại từng tỉnh nhân (x) với 1%.
Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng cơ sở sản xuất trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Chi phí để xác định tỷ lệ phân bổ là chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế.
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi được xác định theo kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi được hưởng.
Phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với nhà máy thuỷ điện nằm trên nhiều tỉnh:
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thuỷ điện bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân (x) với tỷ lệ (%) chi phí của từng nhà máy thuỷ điện trên tổng chi phí của người nộp thuế (không bao gồm chi phí của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp).
  • Sau khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thuỷ điện, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho từng tỉnh bằng (=) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của nhà máy thủy điện nhân (x) với tỷ lệ (%) giá trị đầu tư của phần nhà máy thủy điện nằm trên địa giới hành chính từng tỉnh trên tổng giá trị đầu tư của nhà máy thủy điện.

3. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm những gì?

Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
(1) Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản (2)
(2) Thu nhập khác bao gồm:
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót
  • Các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/truong-hop-nao-duoc-phan-bo-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-phuong-phap-phan-bo-thue-thu-nhap-doanh-nghi-692497-183784.html?rel=phap_luat_timvb

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ