Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Mức xử phạt của cơ quan thuế đối với việc bán hàng không xuất hóa đơn. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, nhân viên đang nắm giữ phần hành xuất hóa đơn bán hàng cho công ty. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì xuất hóa đơn là một nghĩa vụ pháp lý quan trọng dành cho doanh nghiệp thương mại và cung cấp dịch vụ
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé..Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu là băn khoăn của nhiều cá nhân, hộ kinh doanh và công ty. Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức không xuất hóa đơn là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định
1. Trường hợp bán hàng không cần lập hóa đơn
Căn cứ theo Thông tư 68/2019/TT-BTC, quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu xuất hóa đơn. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định. Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư trên, hàng hóa khi xuất kho để luân chuyển nội bộ hoặc tiêu dùng nội bộ, tiếp tục quá trình sản xuất thì cũng không cần lập hóa đơn. Như vậy, theo quy định, chỉ có 02 trường hợp trên là không cần phải lập hóa đơn trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Tất cả các trường hợp bán hàng và cung cấp dịch vụ còn lại đều phải lập hóa đơn. Trong trường hợp người bán không lập hóa đơn thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.2. Thời điểm người bán hàng hóa lập hóa đơn khi nào?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn như sau:
Nguyên tắc 1: Việc xử phạt vi phạm hành chính về xuất hóa đơn được
thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật xử lý
vi phạm hành chính;
Nguyên tắc 2: Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính
về thuế và hóa đơn khi có hành vi vi phạm;
Nguyên tắc 3: Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm sẽ
bị xử phạt về từng hành vi, trừ các trường hợp sau:
- Người nộp thuế kê khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế tại một thời điểm. Thì hành vi kê khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về hành vi kê khai sai, có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ, có khung phạt tiền cao nhất trong các hành vi đã thực hiện.
4. Lỗi bán hàng không xuất hóa đơn bị xử phạt bao nhiêu?
Người bán không xuất hóa đơn bị xử phạt bao nhiêu Lỗi không xuất hóa đơn
đầu ra bị coi là hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn được nêu rõ
tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
4.1. Mức xử phạt về hành vi trốn thuế
Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 125 về xử phạt hành vi
trốn thuế: “Phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một
tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện hành vi vi phạm sau: Không lập
hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (trừ trường hợp người nộp thuế đã khai
thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, cung ứng vào kỳ tính thuế
tương ứng). Và lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị
hàng hóa, dịch vụ để kê khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau
thời gian đã nộp hồ sơ khai thuế.” Theo Khoản 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định
này, đối với trường hợp không xuất hóa đơn mà có tình tiết tăng hoặc không
có tình tiết giảm nhẹ có thể bị xử phạt với mức như sau:
- Phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không có tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng;
- Phạt tiền 02 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà có 01 tình tiết tăng nặng;
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà có 02 tình tiết tăng nặng;
- Phạt tiền 03 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà có 03 tình tiết tăng nặng trở lên.
Như vậy, hành vi không xuất hóa đơn đầu ra khi bán hàng hóa hay cung
ứng dịch vụ có thể bị liệt kê vào hành vi trốn thuế và bị xử phạt theo mức
như trên.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ
500.000 đến 1.500.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
- Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định về hóa đơn bán hàng hóa hay
cung ứng dịch vụ;
- Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại,
quảng cáo, hàng mẫu; hoặc hàng hóa, dịch vụ để cho, biếu, tặng, trao đổi,
trả lương trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục
quá trình sản xuất.
Do đó, hành vi không lập hóa đơn tổng hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ hoặc trong trường hợp xuất hàng hóa để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả
lương cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Khoản 5 Điều 24 Nghị định này thì người bán sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng, đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://ihoadon.vn/hddt/ban-hang-khong-xuat-hoa-don-bi-xu-phat-nhu-the-nao.html?lang=vn
https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/khong-xuat-hoa-don-khi-ban-hang-bi-xu-phat-bao-nhieu-truong-hop-nao-khong-bat-buoc-xuat-hoa-don-11036