Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thuế GTGT hàng nhập khẩu
được tính thế nào? Có được hoàn không? Bài viết dành cho các kế toán, kiểm
toán đang muốn tìm hiểu thêm về thuế. AGS muốn chia sẽ về chủ đề này bởi vì
các loại thuế này rất quan trọng đối với kế, kiểm.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?
1.1 Thuế GTGT là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT là loại thuế gián thu được
tính theo giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ. Thuế được phát sinh từ quá
trình sản xuất, vận chuyển, lưu thông. Người chịu thuế là người tiêu dùng,
người sử dụng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Đây là một trong những loại thuế
quan trọng giúp tăng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong cân bằng xã
hội và phát triển kinh tế quốc gia.
1.2 Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?
Điều 3, Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và
Thông tư 219/2013/TT-BTC là quy định hiện nay hướng dẫn về đối tượng
chịu thuế GTGT. Đó là hàng hoá, dịch vụ dùng trong toàn bộ quá trình sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng được miễn thuế.
Do đó, thuế GTGT hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu
hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ
đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu tính thế nào?
Thuế GTGT thường được tính dựa trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ sau cùng khi
đã đến tay người tiêu dùng. Tương tự như vậy, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu ta
có công thức sau:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế của hàng nhập khẩu x Thuế suất thuế
GTGT
Theo Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh
mục hàng hoá. Trong đó, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu hầu hết sẽ ở mức
10%. Một số ít hàng hoá được quy định chỉ phải chịu thuế suất 5%. Một số loại
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0% nhưng không phải là hàng hóa
nhập khẩu.
Theo Điều 7, Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016, giá tính
thuế GTGT hàng nhập khẩu được xác định theo cách sau:
Giá tính thuế GTGT = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí
thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.
- Giá nhập tại cửa khẩu là giá cần phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
- Chi phí thuế nhập khẩu (nếu có) = Giá nhập tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)
- Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) = (Giá nhập tại cửa khẩu + chi phí thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (được quy định theo mặt hàng nhập khẩu)
- Chi phí thuế bảo vệ môi trường (nếu có) = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế trên một đơn vị hàng hoá
Loại thuế nào không phải nộp thì chi phí thuế đó bằng 0. Từ đó, có thể xác
định được giá tính thuế GTGT cho hàng hoá nhập khẩu.
Như vậy, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu khác với hàng hoá thông thường là sẽ
phải cộng thêm một số chi phí thuế theo quy định vào giá tính thuế.
3. Thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp cho ai
Thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp tại cơ quan thuế địa phương nơi sản xuất
kinh doanh. Hoặc có thể nộp bằng cách chuyển khoản ngân hàng.
Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện kê khai tờ khai hải quan và xác định số thuế
phải nộp. Bao gồm số thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu. Sau đó tiến hành nộp thuế bằng
tiền gửi như sau:
- Căn cứ vào số thuế phải nộp, nhân viên mua hàng làm đề nghị chuyển khoản nộp thuế hàng nhập khẩu
- Kế toán viên lập Giấy nộp tiền vào ngân sách, có chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc
- Ngân hàng căn cứ vào Giấy nộp tiền vào ngân sách sẽ chuyển tiền cho cơ quan Thuế
4. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được hoàn không
Các trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu
Hoàn thuế GTGT là hoạt động mà cơ quan nhà nước hoàn cho doanh nghiệp khoản
thuế GTGT mà doanh nghiệp đã nộp trước đó. Đây là trường hợp thường thấy với
các doanh nghiệp sản xuất, chế xuất nếu đủ điều kiện hoàn thuế và có đề nghị
hoàn với cơ quan thuế. Vậy, các trường hợp được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu:
- Hàng nhập khẩu với mục đích để sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước
- Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không có đơn hàng trước
- Hàng nộp thừa thuế, nhầm thuế
Hàng hoá nhập khẩu thuộc các trường hợp trên sẽ được hoàn thuế GTGT. Doanh
nghiệp cần đáp ứng được những điều kiện sau sẽ được hoàn thuế:
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh hợp pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
- Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Doanh nghiệp đã lập sổ kế toán, lưu giữ sổ và chứng từ đúng quy định
- Doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi ngân hàng
- Một số trường hợp có thể cần thêm tờ khai hải quan, hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá đúng theo quy định.
Các trường hợp doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu
Các trường hợp sau doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế GTGT:
- Nhập khẩu hàng hoá, sau đó lại xuất khẩu
- Nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn hàng có trước
- Hàng nhập khẩu không có đủ giấy tờ theo quy định
5. Thuế GTGT hàng nhập khẩu có được khấu trừ không?
Để doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu hay còn gọi là
khấu trừ thuế đầu vào, cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có hoá đơn thuế GTGT hợp lệ
- Hoá đơn mua hàng nhập khẩu lớn hơn 20 triệu cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
- Có chứng từ chứng minh hoạt động chuyển tiền từ ngân hàng
Như vậy, một số vấn đề về thuế GTGT hàng nhập khẩu đã được giải đáp.
Các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu hàng hoá có thể nắm được một số quy
định về thuế GTGT, cũng như xác định số thuế phải nộp và số thuế được hoàn. Từ
đó, thực hiện nghĩa vụ về thuế đầy đủ và đúng pháp luật nhưng vẫn đảm bảo
quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/thue-gtgt-hang-nhap-khau-565-93267-article.html