Các trường hợp không được hành nghề kiểm toán

2024/12/25

Kiểmtoán

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Các trường hợp không được hành nghề kiểm toán. Bài viết dành cho các kiểm toán viên đang là một kiểm toán viên và làm công việc kiểm toán. AGS muốn chia sẻ chủ đề này bởi vì kiểm toán viên cần tuân thủ và lưu ý trong quá trình làm việc của mình.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Ngày 29/11/2024: Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung nhiều Luật quan trọng.
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung các luật quan trọng như Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, và nhiều luật khác (Luật số 56/2024/QH15). Theo quy định này, từ ngày 01/01/2025, một số đối tượng sẽ không được tiếp tục hành nghề kiểm toán.

1. Năm trường hợp không được tiếp tục hành nghề kiểm toán từ 01/01/2025

Tại khoản 2 Điều 3 Luật số 56/2024/QH15, các trường hợp không được tiếp tục hành nghề bao gồm:
(1) Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
(2) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
(3) Người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa được xóa án tích;
(4) Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
(5) Người có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, từ 01/01/2025, cá nhân thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ không được tiếp tục hành nghề kiểm toán.

2. Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán

Theo Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
(1) Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
(2) Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
(3) Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
(4) Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
(5) Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
(6)Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản (5) mục này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
(7) Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
(8) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

                                              

3. Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Điều 6 Luật Kiểm toán độc lập 2011 như sau:
- Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
- Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/chinh-sach-moi/77120/05-truong-hop-khong-duoc-tiep-tuc-hanh-nghe-kiem-toan-tu-01-01-2025



Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ