Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Cách tính thuế thu nhập cá nhân. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về cách tính thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế mà bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Bài viết có các từ viết tắt như sau: thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN); người lao động (NLĐ); người sử dụng lao động (NSDLĐ), hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Những điều cơ bản cần nắm về Kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1. Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì?
Kiểm toán Báo cáo tài chính là quá trình kiểm tra và xác nhận tính chính xác, hợp lý của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của một tổ chức. Mục đích là cung cấp sự đảm bảo cho các bên liên quan rằng các báo cáo tài chính phản ánh đúng tình hình tài chính của đơn vị, từ đó giúp họ đưa ra quyết định chính xác dựa trên thông tin đó.1.2. Các loại hình kiểm toán
Theo chủ thể kiểm toán sẽ được phân thành 3 loại hình kiểm toán là: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.Do tính chất về chức năng, nhiệm vụ và các quy định pháp luật liên quan, bài viết này chỉ tập trung vào loại kiểm toán phổ biến nhất hiện nay: kiểm toán Báo cáo tài chính do các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện. Đây là hình thức kiểm toán mà các công ty kiểm toán bên ngoài đảm nhận, nhằm đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các báo cáo tài chính của đơn vị.
1.3. Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính
Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính là các thông tin trên Báo cáo tài chính, bao gồm:- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh Báo cáo tài chính
Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, dòng tiền và các yếu tố khác cần thiết để người sử dụng có thể phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định kinh tế hợp lý. Các thông tin này là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định đầu tư, quản lý tài chính và phát triển chiến lược của doanh nghiệp.
1.4. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính
- Đảm bảo một cách hợp lý rằng các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Điều này giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc báo cáo tài chính có tuân thủ đúng các chuẩn mực và khuôn khổ lập báo cáo tài chính hay không, xét trên các khía cạnh quan trọng.
- Tăng cường độ tin cậy của người sử dụng thông qua việc kiểm toán viên xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Điều này bao gồm việc kiểm tra các khía cạnh quan trọng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, và lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính, đảm bảo sự phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý liên quan.
2. Tại sao doanh nghiệp cần kiểm toán Báo cáo tài chính?
2.1. Theo yêu cầu quản lý của Pháp luật
Theo Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29/03/2011 và Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập, những đối tượng sau bắt buộc phải kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm gồm:- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm.
- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
2.2. Giúp doanh nghiệp nhận biết những rủi ro và hạn chế những tổn thất
Kiểm toán độc lập không chỉ có chức năng xác minh số liệu Báo cáo tài chính mà còn có thể thực hiện chức năng tư vấn thông qua quá trình kiểm toán, trao đổi thông tin và phát hành thư quản lý đối với các doanh nghiệp được kiểm toán.
Doanh nghiệp không thể kiểm soát hết mọi nghiệp vụ tài chính, kế toán, vì vậy kiểm toán độc lập giúp phát hiện sai sót, lãng phí, gian lận hoặc vi phạm pháp luật. Nó là công cụ quan trọng để giảm rủi ro và tối ưu hóa tiềm năng tài chính, giống như "tấm lá chắn" thứ hai sau hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản và phát triển bền vững.
2.3. Mang lại sự tin cậy cho người đọc Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán sẽ tạo được sự tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin, bao gồm các nhà đầu tư, cổ đông, các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý Nhà nước( cơ quan thuế, ủy ban chứng khoán, ngân hàng Nhà nước, sở kế hoạch đầu tư,..), ban lãnh đạo doanh nghiệp, các đối tác,…
Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Giúp đánh giá chất lượng công tác kế toán, hệ thống quản trị và cung cấp cơ sở để cải tiến quy trình sản xuất, kinh doanh và tài chính.
Nhà đầu tư, cổ đông: Đảm bảo tính minh bạch tài chính, hỗ trợ đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng: Cung cấp thông tin xác thực về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, giúp đưa ra quyết định cho vay hoặc thu hồi vốn. Với báo cáo kiểm toán được chấp nhận toàn phần, doanh nghiệp có thể được xếp vào nhóm khách hàng tín nhiệm cao và hưởng ưu đãi tín dụng.
Cơ quan quản lý Nhà nước (Cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán): Là cơ sở để xác định các doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm, các khoản mục cần kiểm tra, và yêu cầu giải trình từ phía doanh nghiệp.
3. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán có thể tin cậy tuyệt đối?
Khi thực hiện kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu Báo cáo tài chính, xét trên khía cạnh trọng yếu, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là kiểm toán viên không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.
Ảnh hưởng của các hạn chế vốn có là đặc biệt nghiêm trọng đối với các sai sót do gian lận. Rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận thường cao hơn rủi ro có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn.
4. Các yếu tố làm cho BCTC đã kiểm toán nhưng mức độ đảm bảo chưa cao
4.1. Chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên
Yếu tố khách quan đầu tiên làm cho BCTC tuy đã được kiểm toán nhưng mức độ đảm bảo chưa cao là do chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên.Doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên không có đủ năng lực, thiếu trình độ chuyên môn và sự hiểu biết đối với doanh nghiệp được kiểm toán và lĩnh vực kiểm toán; không đảm bảo tính độc lập; không xây dựng quy trình kiểm toán hữu hiệu; trách nhiệm và thái độ của kiểm toán viên, hệ thống kiểm soát chất lượng chưa tốt… hoặc có thể do bản thân doanh nghiệp cố tình che dấu và nhân viên kiểm toán lại không phát hiện ra. Tất cả yếu tố này đều có thể dẫn đến kết quả cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính không đảm bảo yêu cầu.
Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán, kể cả kiểm toán viên trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán để cuộc kiểm toán đạt chất lượng tốt nhất.
4.2. Mối quan hệ lợi ích giữa công ty kiểm toán và doanh nghiệp được kiểm toán
Xét trên khía cạnh thương mại, Công ty kiểm toán là bên cung cấp dịch vụ, còn đơn vị được kiểm toán là bên mua dịch vụ. Do đó, các công ty kiểm toán, các kiểm toán viên cũng sẽ ít nhiều chịu áp lực vừa phải đảm bảo tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán, Kế toán và pháp luật liên quan nhưng đồng thời làm hài lòng khách hàng.5. Làm thế nào để kiểm toán Báo cáo tài chính thực sự hiệu quả đối với doanh nghiệp?
Các doanh nghiệp, đơn vị được kiểm toán cần có cái nhìn khách quan, đúng đắn đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Kiểm toán không phải là công việc mang tính áp đặt hay bắt buộc thực hiện theo yêu cầu pháp luật hay quy định nội bộ; không phải là công việc “vạch lá tìm sâu”, bới móc những sai sót của bộ phận kế toán của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần thấy được những lợi ích của hoạt động kiểm toán đối với công tác quản trị doanh nghiệp và coi kiểm toán độc lập thật sự là đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, thay vì là một đơn vị cung cấp dịch vụ đơn thuần.
Từ phía doanh nghiệp được kiểm toán cần phối hợp, hỗ trợ kiểm toán viên trong công tác kiểm toán báo cáo tài chính để kịp thời phát hiện các rủi ro, sai sót trước khi “chúng kịp có cơ hội gây ảnh hưởng xấu” đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Kết luận
Kiểm toán Báo cáo tài chính là một quá trình quan trọng giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác của các thông tin tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên liên quan như nhà đầu tư, cổ đông, ngân hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Việc kiểm toán không chỉ giúp phát hiện các sai sót và gian lận, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện những rủi ro tài chính và tối ưu hóa các hoạt động kế toán, tài chính. Mặc dù kiểm toán cung cấp mức độ đảm bảo hợp lý về tính chính xác của báo cáo tài chính, nhưng không thể đảm bảo tuyệt đối do những hạn chế và yếu tố rủi ro vốn có.Để kiểm toán Báo cáo tài chính thực sự hiệu quả, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác với công ty kiểm toán, nhìn nhận kiểm toán là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong công tác quản trị và phát triển doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính minh bạch mà còn tạo cơ sở vững chắc để đưa ra những quyết định tài chính, đầu tư chính xác và hiệu quả trong tương lai.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://amis.misa.vn/26424/kiem-toan-bao-cao-tai-chinh/