Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới
thiệu đến các bạn nét văn hóa hát trống quân làng Bùi Xá, một trong những di
sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ
dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp
của di sản văn hóa của Việt Nam.
Bắc Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, khoa bảng, chiếc nôi của văn
hóa xứ Bắc, không chỉ được biết đến là địa phương có hai di sản là Dân ca Quan
họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Ca trù - Di
sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, mà còn có một loại hình nghệ
thuật độc đáo là hát Trống quân. Nghệ thuật hát Trống quân Bùi Xá, xã Ninh Xá (huyện Thuận Thành), được người
dân nơi đây bảo tồn và phát triển đã hàng trăm năm.
Không cầu kỳ như Quan họ mà thường nôm na theo kiểu ngẫu hứng phổ theo thơ lục
bát, nhưng mỗi đám hát Trống quân ngày xưa trong làng Bùi Xá đều khiến các đôi
trai gái khắp vùng mê mải, hát thâu đêm tới sáng, tiếng hát Trống quân râm ran
từ trong làng ra đến ngoài đồng.
Theo các bậc cao niên trong làng, hát trống quân của làng đã có từ thế kỷ
XIII, thời nhà Trần. Thời đó, người Bùi Xá đã từng có những gánh hát trống
quân nổi tiếng khắp kinh thành Thăng Long, sánh ngang với các gánh hát ở Bá
Đạt (Vĩnh Phú), Dạ Trạch (Hưng Yên).
Hát trống quân Bùi Xá đã được vua Trùng Quang đời Trần mến mộ mời về kinh biểu
diễn nhiều lần.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cứ độ tháng Tám âm lịch hằng năm, khi dịp
nông nhàn, vào những đêm trăng sáng, người làng Bùi Xá tập trung ở sân rộng
trước cửa đình làng để hát và nghe hát trống quân. Dịp ấy, con trai, con gái
từ các địa phương khác cũng dập dìu kéo đến để so tài đối đáp hết đêm này qua
đêm khác. Từ hội hát trống quân này, nhiều đôi nam thanh nữ tú nên duyên vợ
chồng...
Sau năm 1945, cùng với nhiệm vụ chống giặc cứu nước của toàn dân tộc, nghề hát
nơi đây lắng dần, chỉ còn một số nghệ nhân mang theo những tiếng hát, lời ca
đi khắp các chiến trường.
Năm 1993, những người tâm huyết với trống quân trong làng đã thành lập câu lạc
bộ hát trống quân gồm 5 thành viên. Đến nay, câu lạc bộ đã có hơn 20 người,
giúp cho các làn điệu trống quân tiếp tục được gìn giữ, lan tỏa.
Các thành viên câu lạc bộ đã sưu tầm được hơn 100 bài hát trống quân cổ, góp
phần quan trọng trong việc bảo tồn môn nghệ thuật trình diễn độc đáo trên quê
hương Kinh Bắc-Bắc Ninh. Theo các chuyên gia nghiên cứu âm nhạc dân gian, hát trống quân Bùi Xá có bản
sắc riêng vì được thực hiện theo lối văn thập cửu (10/9) nhưng vẫn giữ được
tiết tấu lục bát của trống quân. Khi tham gia hát trống quân phải tuân thủ
đúng nguyên tắc chung là chào, mừng, chúc, hỏi, giao duyên, giã bạn.
Trong quá trình đối ứng, các bên sẽ mở rộng ra các chủ đề như “đi chơi đi
tìm”, “cầm kỳ thi họa”… Nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra, lời và nhịp của
các điệu hát trống quân Bùi Xá mang âm hưởng của quan họ cổ, và từng ví hát
trống quân Bùi Xá là thể loại quan họ thứ hai.
Để bảo đảm yếu tốt chuẩn xác của trống quân Bùi Xá, giai điệu vừa ngân nga,
thong thả, có độ nảy nhất định. Độ nảy ở đây là yếu tố “vang, rền, nền, nảy”
của quan họ. Để có thể hát Trống quân hay đòi hỏi mỗi người có giọng hát tốt,
lòng đam mê, khả năng ứng đối nhanh nhẹn trong những cuộc thi hát.
Một điều đặc biệt nữa là trống quân Bùi Xá còn lưu giữ lại nhạc cụ đặc biệt.
Đó là chiếc trống đất để bắt nhịp điệu bài hát. Ngày nay, cách làm trống đã
được cải tiến, gồm một thanh gỗ nằm ngang, hai bên có hai cọc, một bên cọc là
liền anh, một bên cọc là liền chị đứng đối đáp. Hai cọc được nối với nhau bằng
sợi dây thép, chính giữa sợi dây đặt một cái trống, mặt rỗng úp xuống thanh
ngang, mặt đáy sát sợi dây.
Người nhạc công gõ vào đầu dây ở phía cọc, dây bật vào đáy trống kêu thành
tiếng. Đặc biệt, để dễ dàng cơ động, đưa trống quân đi biểu diễn, chiếc trống
đất đó có thể thay thế bằng trống bình thường.
Có thể nói, hát trống quân Bùi Xá đã thể hiện được những nét đẹp chân
-thiện-mỹ thông qua những lời hay ý đẹp trong lời hát của người hát và cộng
đồng dân cư, đồng thời còn truyền lại cho các thế hệ sau những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của quê hương, đất
nước.
Đặc biệt, nhằm bảo tồn, khích lệ những người yêu trống quân tiếp tục hoạt động
truyền dạy, năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận
trống quân Bùi Xá là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Tỉnh đã công nhận và
vinh danh 3 nghệ nhân có đóng góp nhiều trong hoạt động bảo tồn và truyền dạy
trống quân. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của hát trống quân ở Bùi
Xá hiện đang gặp khó khăn vì thành viên câu lạc bộ ít, nhiều cụ cao tuổi,
không đủ sức khỏe để hát và truyền dạy, thế hệ kế cận cũng đã ngoài 50 tuổi. Trong khi đó, với sự phát triển mạnh mẽ của internet, sự bùng nổ của thông tin
và mạng xã hội, giới trẻ ở làng cũng bị tác động mạnh bởi nhiều dòng nhạc khác
nhau. Thế nên, về lâu dài, rất cần có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng của ngành
văn hóa địa phương trong gìn giữ, phát triển di sản độc đáo này.
Nghệ nhân Lê Bá Bạo trăn trở: Hiện nay trống quân Bùi Xá đã được truyền dạy
theo đúng lề lối, tuy nhiên linh hồn của trống quân là hát giao duyên, đối đáp
không còn nữa do những người thực hành hát trống quân chủ yếu là các liền chị.
Số lượng liền anh trong câu lạc bộ rất ít. Mong muốn lớn nhất của các nghệ nhân được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ
mở các lớp truyền dạy hát trống quân, có cơ chế hỗ trợ hoạt động của Câu lạc
bộ cũng như có chế độ đãi ngộ hợp lý với nghệ nhân và việc phong tặng nghệ
nhân trống quân.
Chủ nhiệm câu lạc bộ trống quân Bùi Xá Lê Thị Thư (70 tuổi) cho biết, vừa qua,
cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, lớp học hát trống quân trong nhà
trường đã được mở. Các em học sinh rất đam mê. Vì vậy, câu lạc bộ đề nghị các cấp chính quyền tổ chức nhiều chương trình
truyền dạy hơn nữa và tạo điều kiện cho Câu lạc bộ đi biểu diễn tại các chương
trình giới thiệu văn hóa nghệ thuật các cấp để người dân Bùi Xá có thể mang
lời ca, tiếng hát của mình phục vụ khán giả gần xa.
Có như vâỵ̣, hát trống quân Bùi Xá mới dần dần thu hút được khán giả cũng như
các nghệ nhân biểu diễn và đặc biệt, làm cho loại hình nghệ thuật dân gian này
trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo của miền quê Kinh Bắc.
Điều này không chỉ tôn vinh, bảo tồn, phát huy được giá trị hát trống quân mà
còn làm cho người yêu nghề có thể sống được bằng nghề và người yêu hát trống
quân có không gian để diễn xướng, để điệu hát cổ truyền này thực sự được duy
trì, phát triển, giữ mãi trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây và còn
vang xa, vang mãi.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp