Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ
Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về Mức phạt tiền đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá hạn. Bài viết dành cho các chủ doanh nghiệp và kế toán viên đang phụ trách
phần thuế luật hóa đơn.
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Trường hợp nào không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử?
Từ ngày 01/7/2022, theo quy định Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định
123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, vẫn có
trường hợp ngoại lệ không bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nếu đáp ứng đủ điều
kiện.
Nội dung này được nêu rõ tại
khoản 2 Điều 12 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Thông tư này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP , Thông tư 68/2019/TT-BTC và Thông tư này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
- Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh khác không bắt buộc sử dụng hóa đơn
điện tử từ ngày 01/7/2022 nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022.
- Chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ
thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in,… thì cơ sở kinh
doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ
lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai
thuế giá trị gia tăng.
Cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu hóa đơn của các cơ sở
kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện
tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
Đối tượng nào phải sử dụng hóa đơn điện tử?
Ngoại trừ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đáp ứng 02 điều kiện như trên thì tất
cả doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh còn lại phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy
định, gồm các đối tượng tại
khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác.
- Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
Từ ngày 01/7/2022, những đối tượng trên phải sử dụng hóa đơn điện tử gồm hóa đơn
có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do
tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để
ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về
kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy
tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Lưu ý: Từ ngày 21/11/2021, Bộ
Tài chính đã công bố triển khai và chính thức sử dụng hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh
thành phố giai đoạn 1, gồm Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ (những địa phương này triển khai áp dụng hóa đơn
điện tử trước).
Mức phạt tiền đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá hạn là bao nhiêu?
Đối với cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mà bị phát
hiện có thể bị xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện
tử theo quy định tại Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
-
Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời
hạn theo quy định.
- Phạt tiền từ 05 - 08 triệu đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả, đó là buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
Lưu ý: Chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sau:
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
Mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm
thì mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời
gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy
tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội
việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/muc-phat-tien-doi-voi-hanh-vi-chuyen-du-lieu-hoa-don-dien-tu-den-co-quan-thue-qua-han-la-bao-nhieu-60829.html