Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Trong bài viết này, Công ty
AGS sẽ mang đến cho bạn nội dung liên quan đến đơn vị tiền tệ và liệu kế toán
có được lựa chọn đơn vị tiền tệ hay không, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu
nhé.
Đơn vị tiền tệ trong kế toán là gì
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh
nghiệp do Bộ Tài chính ban hành có giải thích đơn vị tiền tệ trong kế toán là:
Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để
ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường
hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn
quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì được chọn một loại ngoại tệ
làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Ngoài ra phạm vi điều chỉnh của Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế
toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành là hướng dẫn việc ghi sổ kế toán,
lập và trình bày Báo cáo tài chính, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Có được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán hay không
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh
nghiệp do Bộ Tài chính có quy định về việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế
toán như sau:
Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy
định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong
kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn
đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế
quản lý trực tiếp.
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của
đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường
chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn
đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh
khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi
phí đó.
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị
tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành
cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được
tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện
liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ
trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng
yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Như vậy, Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào
quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ
trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật.
Tuy nhiên khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông
báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Có được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán hay không
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh
nghiệp do Bộ Tài chính có quy định về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế
toán như sau:
Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị
tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu
chuẩn nêu tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi
đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế
toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại
thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ
quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.
Như vậy, doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán khi có sự
thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được
sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu
tại khoản 2, 3 Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
+ Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của
đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ và thường
chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
+ Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn
đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh
khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi
phí đó.
- Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền
tệ trong kế toán của đơn vị:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành
cổ phiếu, trái phiếu);
+ Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được
tích trữ lại.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bài viết
có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công
việc. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác
và cơ hội việc làm tại AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/don-vi-tien-te-trong-ke-toan-la-gi-co-duoc-lua-chon-don-vi-tien-te-trong-ke-toan-hay-khong-10318.html