Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây sẽ giới
thiệu đến các bạn một địa danh du lịch mang đậm văn hóa của miền Tây Nam Bộ,
nơi đây bảo tồn nhiều di lịch sử quý giá cũng như sở hữu hệ sinh thái đa dạng,
ẩm thực độc đáo.. đã làm cho bao nhiêu du khách đến đây cũng phải say mê vùng
đất Bạc Liêu.
Vị trí địa lý
Tỉnh Bạc Liêu nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có
toạ độ từ 9000’00’’ đến 9037’30’’ vĩ độ bắc và từ 105015’00” đến 105052’30”
kinh độ đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km (về phía bắc). Phía bắc giáp
tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía
tây và tây nam giáp tỉnh Cà Mau, phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.570 km2 bằng 1/16 diện tích của Vùng Đồng
bằng sông Cửu Long; với dân số 874.107 người (tính đến năm 2013). Vị trí địa
lý
Bạc Liêu là tỉnh miền Tây Nam Bộ, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía
Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc
Trăng; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp biển
Đông với bờ biển dài 56 km.
Địa hình
Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng với những cánh đồng rộng, sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt.
Khí hậu
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm hai mùa
rõ rệt: Mùa nắng và mùa mưa.
Dân cư
So với 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích Bạc liêu thuộc loại trung
bình, đứng vào hàng thứ 7, nhưng dân số đứng vào hàng thứ 11, gồm các dân tộc
chính là Kinh, Khmer và người Hoa chung sống cùng nhau trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam. Trong đó người Kinh chiếm 89,9%, Khmer 7,66% và Hoa 2,34%.
Dân số thành thị chiếm 26,53%, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ 73,47% so với dân
số toàn tỉnh.
Lịch sử hình thành và phát triển
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, vùng đất Bạc Liêu vẫn ngày càng
trù phú do phù sa bồi lấn ra biển và hơn hết là nhờ sự “chung sức, đồng lòng”
dựng xây quê hương của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa.
Năm 1680, Mạc Cửu, một di thần nhà Minh ở Trung Quốc đến vùng Mang Khảm chiêu
tập một số lưu dân người Việt, người Hoa cư trú ở Mang Khảm, Phú Quốc, Rạch
Giá, Long Xuyên (Cà Mau), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hưng úc (tức Vũng Thơm hay
Kompong som), Cần Bột (Campốt) lập ra những thôn xóm đầu tiên trên vùng đất
Bạc Liêu.
Năm 1708, Mạc Cửu dâng vùng đất Mang Khảm cho chúa Nguyễn Phúc Chu. Chúa
Nguyễn Phúc Chu đặt tên toàn bộ thôn xóm vùng này là trấn Hà Tiên, phong Mạc
Cửu là Tổng binh trấn Hà Tiên, với tước Cửu Ngọc Hầu. Mạc Cửu lập dinh trại
đồn trú tại Phương Thành, nhân dân quy tụ ngày càng đông.
Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Khoát thu nhập thêm vùng đất Ba Thắc, lập ra Trấn
Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Sóc Trăng, Bạc Liêu). Toàn bộ vùng đất phương Nam
thuộc về chúa Nguyễn. Đến năm 1777, Trấn Giang, Trấn Di được bãi bỏ.
Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi. Năm 1808, trấn Gia Định đổi là thành Gia Định
cai quản 5 trấn: Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long),
Hà Tiên.
Năm 1832, vua Minh Mạng bỏ thành Gia Định, chia Nam Kỳ thành lục tỉnh: Biên
Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, bao gồm đất từ Hà
Tiên đến Cà Mau. Phần đất tỉnh An Giang, tính từ Châu Đốc đến Sóc Trăng và Bạc
Liêu tính đến cửa biển Gành Hào.
Ngày 5-1-1867, thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ. Đến ngày 5-6-1876, Pháp chia
Nam Kỳ thành 24 khu tham biện (inspection - có người dịch là khu thanh tra) do
các viên thanh tra hành chính (inspecteur) đảm nhiệm.
Năm 1877, Pháp điều chỉnh Nam Kỳ còn 20 khu tham biện. Đến ngày 18-12-1882,
Pháp cắt 3 tổng: Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thuỷ của đại lý (Dlégation) Cà
Mau thuộc địa hạt Rạch Giá (Arrondissement de Rach Gia) và hai tổng Thạnh Hoà,
Thạnh Hưng của đại lý Châu Thành thuộc địa hạt Sóc Trăng và thành lập địa hạt
Bạc Liêu (Arrondissement de Bạc Liêu). Địa hạt Bạc Liêu là địa hạt thứ 21 của
Nam Kỳ, lúc đầu có 2 đại lý: Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu.
Ngày 20-12-1899, toàn quyền Đông Dương ký sắc lệnh bỏ xưng danh địa hạt, đổi
thành tỉnh, đại lý đổi thành quận. Ngày 1-1-1900, sắc lệnh trên được áp dụng
cho toàn Nam Kỳ.
Năm 1904, quận Vĩnh Lợi cắt một phần đất phía bắc nhập thêm vào quận Vĩnh
Châu. Diện tích của tỉnh Bạc Liêu lúc này là 740 nghìn ha.
Năm 1918, chính quyền thực dân Pháp cắt một phần đất phía nam quận Vĩnh Lợi và
một phần đất phía bắc quận Cà Mau thành lập quận Giá Rai.
Ngày 25-10-1955, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 143/NV phân định lại địa phận
hành chính các tỉnh miền Nam, sáp nhập các quận Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu
vào Sóc Trăng, thành lập tỉnh Ba Xuyên. Toàn bộ vùng đất quận Cà Mau lập thành
tỉnh An Xuyên.
Ngày 8-9-1964, Ngụy quyền Sài Gòn ký Sắc lệnh số 254/NV tái lập tỉnh Bạc Liêu
gồm các quận: Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu và Phước Long (Rạch Giá). Địa phận
này tồn tại cho đến ngày 30-4-1975.
Về phía chính quyền cách mạng: việc phân chia địa giới hành chính tỉnh Bạc
Liêu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khác hẳn chính quyền
Sài Gòn. Năm 1947, quận Hồng Dân thuộc tỉnh Rạch Giá giao hai làng Vĩnh Hưng,
Vĩnh Phú về quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1948, tỉnh Bạc Liêu giao quận Vĩnh Châu và làng Hưng Hội về tỉnh Sóc
Trăng, đồng thời thành lập thêm quận mới lấy tên là quận Ngọc Hiển.
Ngày 13-11-1948, cắt 2 làng Vĩnh Trạch, Vĩnh Lợi để thành lập thị xã Bạc Liêu.
Cùng thời điểm này, tỉnh Sóc Trăng giao làng Châu Thới về Bạc Liêu. Làng Châu
Thới hợp nhất với làng Long Thạnh thành làng Thạnh Thới.
Năm 1951, thành lập thêm huyện Trần Văn Thời, gồm các xã: Khánh Bình Đông,
Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Đồng thời, tỉnh Bạc
Liêu tiếp nhận hai huyện An Biên, Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, năm 1955, huyện Vĩnh Châu được đưa về tỉnh Bạc Liêu,
huyện An Biên và huyện Hồng Dân đưa về tỉnh Rạch Giá. Huyện Vĩnh Lợi và thị xã
Bạc Liêu được tái lập.
Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây chia các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu,
Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp
nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, thành huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu.
Năm 1962, huyện Giá Rai sáp nhập vào tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng
quyết định tách huyện Vĩnh Châu khỏi huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, thành lập
huyện Vĩnh Châu.
Tháng 11-1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn
vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu.
Vào đầu năm 1976, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam hợp
nhất hai tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau thành tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau, đến gần giữa năm
1976 tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau đổi tên thành tỉnh Minh Hải.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai và giữ nguyên cho đến
ngày nay.
Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bạc Liêu
Nhà công tử Bạc Liêu
Không chỉ tại Bạc Liêu, công trình cổ này còn nổi tiếng khắp miền Tây. Nằm
ngay cạnh dòng sông Bạc Liêu và tọa lạc tại số 13 cung đường Điện Biên Phủ,
ngôi nhà bề thế này được xây dựng trong vòng 2 năm (1917 - 1919). Với khối
kiến trúc hoành tráng bậc nhất thời bấy giờ, người dân địa phương gọi nơi đây
bằng cái tên thú vị “nhà lớn”.
Dù đã hơn 100 năm tuổi, dinh thự này vẫn giữ được nét hoa lệ của kiến trúc Tây
Âu. Căn nhà gồm 2 tầng, 5 phòng ngủ và 4 đại sảnh được trang hoàng nội thất
cực sang trọng. Điểm đặc trưng của công trình này là những bức tường sơn trắng
nhã nhặn, trần nhà chạm trổ cực tinh xảo, khung cửa màu xanh dương sáng, nền
gạch hoa và vật dụng gỗ chạm khắc xà cừ.
Đặc biệt, ngôi nhà này là tác phẩm của một kiến trúc sư người Pháp và hầu hết
vật liệu đều được vận chuyển về từ Paris. Chính vì vậy, từng chi tiết trong
căn nhà đều phảng phất vẻ đẹp cổ điển và xa hoa đậm chất Pháp.
Tháp cổ Vĩnh Hưng
Cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 20km, tháp cổ Vĩnh Hưng là một khối
kiến trúc được tìm thấy bởi học giả người Pháp - Lunet de Lajonquiere vào năm
1911. Không chỉ đậm dấu ấn của nền văn hóa Óc Eo, đây còn là một trong những
số ít công trình cổ còn tồn tại mà còn là nơi lưu giữ khá nhiều hiện vật quý
(tượng, đá quý, đồ gồm…).
Đến thăm tháp cổ Vĩnh Hưng, bạn sẽ được khám phá ngôi tháp hình trụ cao khoảng
8,2m được làm từ hai loại gạch đỏ và trắng. Càng lên cao, hình dáng tháp càng
nghiêng dần tạo thành vòm cuốn mềm mại ở đỉnh. Với diện tích chỉ khoảng 100m,
tháp có 1 cửa chính dẫn ngay vào không gian nhỏ bên trong chứa bộ Linga -
Yoni.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Cách trung tâm thành phố khoảng 10km, cánh đồng điện gió là một trong những
điểm check-in mới lạ và cực hút khách gần đây. Để đến được tọa độ này, bạn di
chuyển theo thứ tự thành phố Bạc Liêu - vườn nhãn cổ - chùa Xiêm Cán. Cánh
đồng nằm tại vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông sẽ dần hiện ra trước mắt bạn.
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Cùng với nhà công tử Bạc Liêu, khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là địa điểm du
lịch Bạc Liêu nhất định phải check-in khi đặt chân đến thành phố này. Khu lưu
niệm nằm trải rộng trên mảnh đất trồng rất nhiều cây xanh có tổng diện tích
lên đến 12.000m2. Công trình này được chia thành nhiều khu vực như khu mộ cố
nhạc sĩ, khu trưng bày hình ảnh, sân khấu ngoài trời…
Ngay sau khi bước qua cổng chính, bạn sẽ nhìn thấy ngay hồ nước rộng và bức
tượng cực hoành tráng mô phỏng hình ảnh đàn kìm - nhạc cụ đặc trưng của bộ môn
đờn ca tài tử. Ngay phía sau bức tượng này là tượng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
và nội dung Dạ cổ hoài lang được chạm khắc trên bức tường đá xanh phía sau.
Có thể nói, công trình này vừa là khu mộ dành cho cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu vừa
là nơi lưu giữ những tư liệu quý về cuộc đời cố nhạc sĩ cũng như sự phát triển
của đờn ca tài tử. Nếu yêu quý ông cũng như muốn khám phá thêm về lịch sử vùng
đất này, bạn nhất định không nên bỏ lỡ điểm đến này trong chuyến vi vu Bạc
Liêu.
Chùa Ghositaram
Nằm tại huyện Vĩnh Lợi, chùa Ghositaram là một địa điểm du lịch Bạc Liêu phản
ánh rõ nét tín ngưỡng Phật giáo của người dân địa phương. Với khối kiến trúc
lộng lẫy tựa như một viện bảo tàng thu nhỏ, ngôi chùa này là một trong những
công trình Khmer đẹp nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Xây dựng từ năm 1860, ngôi chùa này nằm trên một khu đất rộng hơn 4ha được bao
quanh bởi những hàng thốt nốt đặc trưng. Theo đuổi lối kiến trúc truyền thống
của Phật giáo Nam tông, chùa Ghositaram mang vẻ đẹp tráng lệ với các gam màu
đỏ, vàng, xanh bắt mắt.
Ngay từ khi đặt chân vào chùa, bạn sẽ khá “choáng” trước sự đồ sộ và hào
nhoáng của khu vực chánh điện với rất nhiều hoa văn và bích họa được chạm trổ
kỳ công trên những bức tường, cây cột hay mái chùa kiểu xếp tầng. Đặc biệt,
các nghệ nhân đã dành hơn 4 năm để hoàn thiện những chi tiết trang trí này.
Đặc sản tỉnh Bạc Liêu
Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn nổi tiếng của người miền Tây, và đến Bạc Liêu thì không thể
bỏ qua đặc sản này. Món ăn là sự kết hợp giữa các dân tộc Chăm – Khmer – Hoa.
Chính vì vậy, mà hương vị rất đặc trưng và vô cùng hấp dẫn. Lẩu có hương vị
vừa ăn, nước thanh ngọt và sở hữu mùi mắm thơm đặc trưng, ăn kèm với hải sản
tươi ngọt như cá basa, tôm, mực cùng các loại rau tươi ngon như rau muống,
bông súng, bông điên điển,... là “chuẩn bài”.
Bánh tằm Ngan Dừa
Tiếp theo trong số đặc sản Bạc Liêu thì bánh tằm Ngan Dừa món ăn nổi tiếng và
được nhiều người biết đến, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long thì ai ai cũng
sẽ biết đến món bánh dừa này. Phần bánh tằm được làm từ bột gạo tẻ ngon, nên
có độ dẻo và dai vừa phải, cùng mùi vị ngọt tự nhiên rất riêng. Bánh khi ăn sẽ
kèm cùng sợi bì, nước sốt cà chua hoặc nước mắm tỏi.
Xá bấu
Xá bấu là món ăn không còn xa lạ với người miền Nam, được chế biến từ rau củ
muối như dưa cải, nhưng lại mang hương vị rất riêng. Món ăn được làm từ củ cải
trắng tươi, thái miếng và phơi nắng cho khô, đến khi héo lại thì mang đi tẩm
ướp gia vị là có thể ăn ngay.
Ba khía
Đặc sản Bạc Liêu không thể thiếu Ba khía. Đây là một loài sinh vật nổi tiếng
thuộc họ nhà cua, được dùng chế biến nhiều món ăn như gỏi ba khía, ba khía
cháy tỏi,... Với phần thịt ngọt, thơm những món ăn chế biến cùng ba khía đều
tạo nên ấn tượng riêng cho thực khách khi ăn.
Bánh củ cải
Trong số đặc sản Bạc Liêu ngon nhất hiện nay thì bánh củ cải là lựa chọn không
thể bỏ qua cho du khách khi đến đây. Đây là món ăn quen thuộc, dân dã của
người dân Bạc Liêu, thường được dùng làm bữa sáng trong các gia đình.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp