Tỉnh Cà Mau

2024/12/11

ViệtNam-Tỉnhthành

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây xin mời các bạn cùng theo chân AGS đi khám phá vùng đất Cà Mau của Việt Nam nhé, nơi đây sở hữu những khu rừng ngập mặn độc đáo cùng với văn hóa sinh hoạt, ẩm thực đa dạng đã là điểm đếm của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tổng quan về Cà Mau

Vị trí địa lý

Cà Mau là một tỉnh ven biển cực nam của Việt Nam, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn trên bán đảo Cà Mau, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển 254 km và thuộc hành lang kinh tế ven biển phía Đông của vùng biển Tây Nam Bộ (từ Bạc Liêu - Gành Hào - Cà Mau - Năm Căn), có vị trí ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong vùng Vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.

Diện tích

5.329 km², bằng 13,13% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và bằng 1,58% diện tích cả nước

Địa hình

Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền không có núi đá (ngoài biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ), cao phổ biến từ 0,5 - 1m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sông hoặc sông - biển hỗn hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%.

Khí hậu

Khí hậu tỉnh Cà Mau là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 26,5°C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4 khoảng 27,6°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng khoảng 25°C). Nét đặc trưng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Ẩm độ trung bình là 85,6%, nhưng mùa khô ẩm độ thấp hơn, vào tháng 3 ẩm độ chỉ khoảng 80%. Về cơ bản, khí hậu ôn hòa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác.

Dân số

Tính đến 2013 là 1,22 triệu người. Cũng như cả nước và cả vùng, tỉnh Cà Mau có cơ cấu đa dân tộc, trong tỉnh có 20 dân tộc khác nhau, người Kinh chiếm chủ yếu, người Khmer chiếm gần 3% người Hoa chiếm 0,95%.
Mật độ dân số: 226,5 người/km²
Lực lượng lao động: 643.815 người, chiếm 57,5% dân số

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Đất ở tỉnh Cà Mau được hình thành trên các trầm tích trẻ, tuổi holocene, trong đó: 34% diện tích tự nhiên của tỉnh được tạo thành do trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp, 12% là trầm tích sông - đầm lầy, 13% trầm tích biển - đầm lầy, 36% là trầm tích biển và 2% là trầm tích đầm lầy, vì vậy trên 50% đất đai của tỉnh là đất phèn đến phèn nặng. Nhìn chung đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do bị nhiễm phèn mặn nên đối với sản xuất nông nghiệp, đa số đất của tỉnh Cà Mau được xếp vào loại “đất có hạn chế” với những mức độ khác nhau.

Tài nguyên nước

  • Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản.
  • Nguồn nước ngầm: nước ngầm ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

Tài nguyên rừng

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh Cà Mau đến năm 2010 có diện tích đất lâm nghiệp là 108.025 ha, trong đó: đất rừng đặc dụng 17.830,7 ha, chiếm 16,51% đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 26.132,6 ha, chiếm 24,19% đất lâm nghiệp; đất rừng sản xuất 64.061,7 ha, chiếm 59,30% đất lâm nghiệp.
Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình).
Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh hạ có vai trò cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hòa khí hậu và phòng hộ ven biển. Ngoài ra, trên cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối có 583 ha rừng cây gỗ quý.
Tuy nhiên, giá trị thuần kinh tế của rừng Cà Mau không cao, nhất là rừng tràm do trữ lượng thấp, sản phẩm gỗ tràm khó tiêu thụ, nguy cơ cháy rừng rất cao. Tổng trữ lượng rừng Cà Mau đạt khoảng 2,2 triệu m³; trong đó trữ lượng rừng tràm khoảng 1,44 triệu m³ và trữ lượng rừng ngập mặn khoảng 770.000m³ (bình quân trữ lượng rừng chỉ đạt khoảng 22 m³/ha, riêng rừng ngập mặn bình quân chỉ đạt 12 m³/ha).

Tài nguyên khoáng sản

Dầu khí

Ở thềm lục địa Tây Nam (nhất là trong vùng vịnh Thái Lan) có tiềm năng lớn về dầu khí, có nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, quan trọng nhất là bể Malay - Thổ Chu, gồm nhiều lô thăm dò khai thác dầu khí (từ lô 36 đến lô 51, các lô A, lô B, vùng thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Malaysia PM-3CAA và vùng mới phân định giữa Việt Nam và Thái Lan), đây là những lô có trữ lượng và tiềm năng đáng kể về khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí của bể Malay - Thổ Chu khoảng 380 triệu m³ dầu quy đổi (theo đánh giá của PetroVietNam), trữ lượng đã phát hiện khoảng 230 triệu m³, riêng trữ lượng khí đã phát hiện khoảng 212 tỷ m³, sản lượng khai thác khoảng trên 10 tỷ m³/năm. Đây là nguồn tài nguyên quý của đất nước, là điều kiện để phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng (cụm dự án Khí điện đạm Cà Mau, khu công nghiệp Khánh An…).

Cát ven biển

Từ cửa Bồ Đề đến Mũi Cà Mau dài 36 km (huyện Ngọc Hiển) có bãi cát nằm sát ven biển với bề rộng bãi cát khoảng 1 km. Đây là bãi cát có trữ lượng không lớn, cát mịn và lẫn nhiều chất mùn bã, không có ý nghĩa khai thác công nghiệp lớn, mục đích chủ yếu là để phát triển du lịch bãi cát ven biển (bãi Khai Long).

Than bùn

Vùng than bùn U Minh hạ của tỉnh Cà Mau là một trong những vùng chứa than bùn lớn nhất Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực vườn quốc gia U Minh hạ (bao gồm rừng đặc dụng Vồ Dơi), Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ). Tổng diện tích có chứa than bùn còn lại (sau các vụ cháy rừng lớn năm 1982 và năm 2002) là 5.640 ha. Đây là đầm than rộng, khá đồng nhất về điều kiện hình thành cũng như về chất tạo than nên chất lượng than bùn U Minh hạ ổn định, có thể sử dụng sản xuất chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và acid Humic, than hoạt tính. Do bị cháy nhiều lần, trữ lượng than bùn đã giảm nghiêm trọng, hiện còn khoảng 14,1 triệu tấn (giảm gần 12 lần so với năm 1976), trong đó trữ lượng đã thăm dò là 4,8 triệu tấn. Nguồn tài nguyên này cần sớm được nghiên cứu khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

Văn hóa đời sống người dân

Những đặc trưng văn hóa sông nước Cà Mau

Đặc trưng văn hóa sông nước Cà Mau - Chợ nổi Cà Mau

Du lịch miền Tây mà không đi chợ nổi sẽ là thiếu sót lớn. Hầu hết tỉnh miền Tây đều có chợ nổi mang nét đặc sắc riêng, Cà Mau cũng không ngoại lệ. Đây là một trong những đặc trưng văn hóa sông nước Cà Mau mà bạn nhất định phải biết.
Chợ nổi Cà Mau nằm cách cầu Gành Hào hơn 200m, thuộc địa bàn phường 8 ở trung tâm thành phố. Khi ghé thăm nơi này, bạn sẽ thấy nhiều ghe tàu to nhỏ chở hàng hóa đến trao đổi, buôn bán. Có thể nói rằng, chợ nổi Cà Mau là nơi chuyên sỉ và lẻ các mặt hàng nông sản, trái cây, rau quả. Tại chợ còn có bán chiếu rong - sản vật đặc trưng của Cà Mau. Chiếu Cà Mau cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ và nhạc sĩ.


Đời sống của người dân Cà Mau

Thêm một đặc trưng văn hóa sông nước Cà Mau là cuộc sống của người dân nơi đây luôn gắn liền với sông nước. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của Cà Mau đang ngày càng hoàn thiện, gần gũi với nếp sống của người dân địa phương. Hình ảnh những đứa trẻ tắm sông, các cô thôn nữ quây quần bên bếp lửa hồng có lẽ không còn xa lạ với nhiều tín đồ du lịch và đây cũng là một nét đặc trưng văn hóa sông nước Cà Mau nổi bật. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đóng cay, chài lưới, giăng câu và buôn bán trên chợ nổi. Phương tiện di chuyển của người dân địa phương là xe máy và ghe thuyền. Sau khi di chuyển đến địa phương này, bạn cũng có thể thuê xe máy ở Cà Mau để thỏa sức khám phá, tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây.


Các điểm du lịch tại Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau

Chợ nổi Cà Mau nằm trên sông gành Hào, thuộc địa bàn phường 8 của trung tâm Cà Mau. Những trải nghiệm bạn nên thử khi đi chợ nổi Cà Mau như lênh đênh trên sông nước nghe câu hò điệu lý của người dân và hòa mình vào cuộc sống bận rộn, tập lập của họ hay thưởng thức trái cây miệt vườn cùng các đặc sản khác như hủ tiếu…

Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc là một hòn đảo cách thành phố Cà Mau 50 km theo đường thủy. hiện nay Hòn Đá Bạc thu hút nhiều khách du lịch lui tới bởi vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú. Cây cầu nối các hòn đảo để việc di chuyển được dễ dàng, bước trên cây cầu, bạn đã như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Những viên đá granit xếp chồng nhau tạo thành các hình thù đặc biệt như:Giếng Tiên.
Bàn Chân Tiên.
Bàn Tay Tiên,…
Đây còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử của dân tộc và được xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia.

Đầm Thị Tường

Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 40km, Đầm Thị Tường là một trong những đầm nuôi tôm cá lớn nhất Cà Mau. Đầm Thị Tường là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng”.
Đầm Thị Tường là nơi sinh sống của các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, cua và nhiều loại sinh vật đa dạng khác. Cư dân sinh sống quanh đầm chủ yếu bằng nguồn lợi thủy hải sản khai thác được từ đầm này. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào một cuộc sống bình dị của thiên nhiên và con người nơi đây.

Rừng ngập mặn Cà Mau

Cách thành phố Cà Mau khoảng 60 km và sau hơn giờ đi bằng tàu cao tốc du khách sẽ được khám phá rừng ngập mặn Cà Mau – khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazon ở Nam Mỹ.
Thảm thực vật ở đây phong phú với nhiều loại như: Đước, mắm,
Dương xỉ, dá, dây leo,…
Đã tới rừng ngập mặn bạn không thể không đi xuống trên sông, len lỏi vào giữa rừng cây xanh mát

Mũi Cà Mau

Nằm cách thành phố Cà Mau khoảng 120km, với 2 giờ đồng hồ đi xe máy, bạn sẽ đến được mũi Cà Mau, mảnh đất nằm nhô ra ở điểm tận cùng phía nam của Tổ quốc, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.
Khung cảnh nên thơ của rừng cây và sông nước sẽ mang lại cho bạn cảm giác bình yên. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây rất đa dạng và phong phú. Đặc biệt, bạn đừng quên check-in tại cột mốc đánh dấu điểm cực Nam của Tổ Quốc nhé.

Rừng quốc gia U Minh Hạ

Rừng quốc gia U Minh được chia thành 2 vùng là thượng và hạ. U Minh thượng thuộc tỉnh Kiên Giang còn rừng U Minh hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Rừng quốc gia U Minh hạ có hệ động thực vật rất đặc và phong phú, đa dạng. Ngồi thuyền đi giữa cánh rừng nguyên sơ là một trải nghiệm du khách nên thử.

Đặc sản nổi tiếng tại Cà Mau

Cua Cà Mau

Nhắc đến vùng đất tận cùng của Tổ Quốc thì cua chính là món đặc sản Cà Mau hàng đầu phải kể đến. Không chỉ nổi tiếng trong nước, cua Cà Mau còn được xuất khẩu đi các nước lân cận. Thế nên, đặt chân đến Đất Mũi mà không thưởng thức món cua thì quả là một thiếu sót lớn.
Với 2 loại cua đặc trưng cua thịt rất chắc thịt, vị ngọt và thơm, cua gạch thì gạch đầy ú ụ đỏ ươm, béo ngậy thơm ngon. Chỉ cần nhìn thôi là phải khiến bạn “nhỏ dãi”, bạn có thể thưởng thức vị thơm ngon của cua với các cách chế biến như cua hấp, cua rang me, lẩu cua,...

Cá Thòi Lòi nướng

Một loại cá đặc trưng ở vùng ngập mặn, với vẻ ngoài tuy xấu xí, loài cá nhỏ bé này nổi bật khi vừa biết bơi, chạy trên mặt nước hay trên cạn và còn có thể leo cây. Và hơn hết, cá thòi lòi có nguồn dinh dưỡng cao, không có nhiều xương và không tanh.
Nó trở thành một đặc sản Cà Mau dân dã nhưng là món ngon được nhiều du khách ưa thích, với đa dạng cách chế biến. Bạn có thể thưởng thức món cá thòi lòi nướng, nấu lẩu, kho tiêu. Hoặc bạn có thể tìm mua khô cá thòi lòi để làm quà biếu cho bạn bè và người thân sau chuyến đi.

Gỏi ong non

Sâu trong rừng U Minh Hạ có nghề gác ong thu mật nổi tiếng, ngoài thu những miếng mật ngọt thơm, thì nhộng ong cũng là một nguyên liệu chế biến nên đặc sản Cà Mau gỏi ong non.
Bạn nhất định không được bỏ qua món ngon đặc sắc này, nhộng ong non được trộn với các loại rau thơm, rau quế, rau răm và nước mắm chua ngọt, việc trộn gỏi sẽ giữ được những tinh tuý trong ong non và tạo nên một món ngon mang đậm vị vùng rừng U Minh Hạ.

Mắm ba khía Rạch Gốc

Một đặc trưng tại vùng Đất Mũi mà bạn không thể bỏ qua là đặc sản Ba Khía Rạch Gốc. Ba khía thuộc họ nhà Cua, thường sống trong vùng ngập mặn, chúng ăn những trái mắm đen rụng xuống nên thịt rất chắc và có ít gạch son.
Ba khía thường được chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, rang me, nướng,... nhưng phổ biến và nổi tiếng nhất là mắm ba khía Rạch Gốc. Tuy làm mắm nhưng ba khía vẫn giữ được nguyên vị đặc trưng, hãy một lần thưởng thức món mắm ba khía với cơm nóng, tuy dân dã bình dị, nhưng món đặc sản độc đáo này đã níu chân nhiều du khách.

Mắm tép Cà Mau

Một món ăn đặc trưng dân dã quen thuộc trong các bữa ăn của người dân tại vùng Cà Mau là món mắm tép. Với hương vị đậm đà của tép giòn sần sật, vị cay cay của ớt và gừng, hoà quyện cùng đu đủ giòn rụm và vị hơi chua đặc trưng của mắm tép, tạo nên một món ăn vô cùng cuốn hút. 


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ