Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây chúng tôi
sẽ đưa các bạn đi khám phá tỉnh Khánh Hòa Việt Nam, là một trong những thành
phố biển trung tâm du lịch của khách khắp nơi trên thế giới, Khánh Hòa luôn
mang trong mình nét đẹp tự nhiên nhưng cũng cuốn hút cho những ai đặt chân đến
nơi này.
Tổng quan về Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên
về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam,
tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên
bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.
Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 1-4-2011) là 1.174.848 người với 32
dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc
Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).
Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo
là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và
vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị
trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.
Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam
Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh
Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km².
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt,
đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa
và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của
tỉnh.
Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên
về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam,
tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên
bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt,
đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa
và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của
tỉnh. Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là
núi, phía Đông giáp biển. Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh
theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng
60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km.
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng
vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng
Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông.
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non,
miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn
tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn
ra biển. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên
dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam
nên địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m)
thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng
bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135
km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra,
Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam
Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của
hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo
là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và
vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị
trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ
biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km
tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ
ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam
Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh
với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng
1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự
nhiên tốt nhất Đông Nam Á.
Sông ngòi
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông
dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết
các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển
phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông. Các con sông lớn ở
Khánh Hòa phải kể đến: sông Cái Nha Trang, sông Dinh (hay còn gọi là sông Cái
Ninh Hòa), sông Tô Hạp (huyện Khánh Sơn).
Khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với
các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và
phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do
mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch,
tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng
mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới
2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C.
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có
khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
Dân cư
Dân số Khánh Hòa (theo số liệu năm 2017) là 1.269.388 người với thành phần gồm
32 dân tộc: Kinh (Việt), Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày,
Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).
Lịch sử phát triển
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một
nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh. Những di tích
văn hóa - lịch sử, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng… góp phần vẽ nên bức
tranh văn hóa vật thể hoành tráng trên vùng đất Khánh Hòa xinh đẹp, hùng vĩ,
thơ mộng và giàu tiềm năng này.
Thời tiền sử và Vương quốc Chăm Pa
Các tư liệu khảo cổ học khẳng định rằng ngay từ thời tiền sử, con người đã
sinh sống ở Khánh Hòa. Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang các nhà khảo cổ học đã
phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc
phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào tháng 2 năm 1979 tại huyện Khánh Sơn, cho
thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ 1
trước công nguyên.
Các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép
khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000
năm và phát triển sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh. Nằm trong địa bàn phân bố của văn
hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như:
Diên Sơn, Bình Tân, Hòn Tre, Ninh Thân.
Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau (Kranukavamsa) - một trong
hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ - đã thành lập nên một tiểu quốc
và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm (bia ký ghi là Panrăn hay Panduranga).
Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panrăn (khu vực ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết)
và Kauthara (khu vực Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là
Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.
Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được
thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ
8, Nam Chăm chiếm ưu thế dẫn đến sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn
Vương Quốc), vùng Kauthara từ đó phát triển đến mức cực thịnh với những khu
đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền Po Nagar thờ vị nữ
thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar. Đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều bia ký ghi bằng
tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ rải rác trên khắp Khánh Hòa.
Các lễ hội văn hóa truyền thống
Lễ bỏ mả của đồng bào Raglai
Trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai ở huyện Khánh Sơn, lễ bỏ mả được
xem là nghi lễ quan trọng nhất, bởi lẽ, nghi lễ này đánh dấu cho sự chia tay
vĩnh viễn giữa người sống và người chết. Lễ bỏ mả thường được diễn ra trong 3
ngày, nhưng ngày nay, tùy theo điều kiện của từng nhà có thể rút ngắn thời
gian tổ chức. Lễ bỏ mả hiện nay vẫn còn được thực hành và trao truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng Raglai ở Khánh Sơn và một số địa
phương khác có đồng bào Raglai sinh sống. Đồng bào Raglai thực hiện lễ bỏ mả
với nhiều nghi thức, như: Bầu chủ nhang, dặn hồn ma, cúng kago, lễ đập heo đập
gà, lễ rước hồn ma về nhà ăn cơm, làm tầng mả cho người chết, cúng cơm sáng,
lễ dứt đứt, lễ dặn người sống… Ngoài nghi lễ cúng tế còn có nghệ thuật trình
diễn mã la, trang trí nhà mồ, nhất là kỹ thuật làm kagor (mô hình thuyền gỗ
được đặt trên nóc nhà mồ). Để chuẩn bị cho lễ bỏ mả, các gia đình phải chọn
ngày giờ và tiến hành chuẩn bị việc ủ rượu cần, dựng sạp lễ, làm nhà mồ…
Năm 2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận lễ bỏ mả của đồng bào
Raglai ở Khánh Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Am Chúa
“Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh”, câu nói đã lưu truyền từ bao đời nay
trong lòng người dân xứ Trầm Hương. Cùng với lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội Am
Chúa đã thể hiện sinh động tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Khánh Hòa. Hàng
năm, lễ hội Am Chúa được diễn ra từ mùng 1 đến mùng 3-3 âm lịch, tại Khu di
tích cấp quốc gia Am Chúa trên núi Đại An (xã Diên Điền, huyện Diên Khánh). Lễ
hội diễn ra với các hoạt động dâng hương, dâng hoa lễ Mẫu; lễ tế cổ truyền do
các bô lão trong vùng đứng ra thực hiện; lễ cúng ngọ trong 3 ngày lễ hội.
Lễ hội Cầu ngư
Lễ hội Cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ cúng cá Ông (cá Voi) hay còn gọi là thờ
ông Nam Hải của cư dân miền biển. Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, lễ hội Cầu ngư
vẫn còn được tổ chức hàng năm ở các làng biển với đầy đủ các nghi thức truyền
thống. Phần lễ trong lễ hội Cầu ngư được diễn ra trang trọng với lễ rước sắc
từ bến về đình, lễ nghinh Ông, lễ tế chánh, lễ tôn vương… Phần hội trong lễ
hội Cầu ngư với những chiếc tàu đánh cá rực rỡ cờ, hoa để thực hiện nghi thức
rước Ông trên biển. Lễ hội Cầu ngư còn sôi động với loại hình diễn xướng dân
gian hò bá trạo. Đây là loại hình múa hát đặc trưng trong lễ hội nhằm thể hiện
tinh thần đoàn kết của ngư dân lao động trên biển, đồng thời mong ước tôm cá
đầy khoang
Lễ hội Tháp Bà Ponagar
Lễ hội Tháp Bà Ponagar là lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất trên địa bàn
tỉnh, diễn ra tại Khu di tích Tháp Bà Ponagar từ ngày 20 đến 23-3 âm lịch hàng
năm. Trong lễ hội sẽ diễn ra 9 nghi lễ chính, gồm: Lễ thay y và nghi thức tắm
tượng (lễ mộc dục); lễ thả hoa đăng; lễ cầu quốc thái dân an; lễ khai mạc lễ
hội; lễ thí thực; lễ cúng giờ tý (thời gian Mẫu thăng thiên); lễ tế truyền
thống đình - lăng Cù Lao; lễ khai diên, tôn vương; lễ cúng tạ. Trong mỗi nghi
lễ sẽ có những nghi thức bài bản được thực hành theo trình tự, thời gian cụ
thể. Năm 2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội Tháp Bà
Ponagar là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sản tỉnh Khánh Hòa
Bánh tráng xoài
Bánh tráng xoài là món ăn đặc sản Nha Trang Khánh Hòa mà ai cũng thích, cũng
mê. Lớp bánh mỏng được đun từ cốt xoài dẻo thơm, ngọt thanh, đậm hương vị của
xoài chín. Đây cũng là món ăn được rất nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà
cho bạn bè, người thân.
Nem nướng Ninh Hòa
Nem nướng được coi là đặc sản trứ danh của vùng đất Khánh Hòa. Nem được làm từ
thịt nạc giã nhuyễn, thêm gia vị và mỡ hành, nướng trên bếp than hồng. Bạn chỉ
cần dùng bánh tráng mỏng, cuộn nem, thêm 1 chút rau sống như xà lách, rau
thơm, chuối xanh…
Để món ăn tròn vị, điều quan trọng nhất chính là cách làm nước chấm nem nướng
nha trang - thứ nước chấm chua ngọt thơm ngon bá cháy.
Yến sào Nha Trang
Yến sào là đặc sản Cam Ranh Khánh Hòa làm quà bổ dưỡng, được du khách trong và
ngoài nước yêu thích. Sản phẩm rất phù hợp với những người mới ốm dậy, phụ nữ,
trẻ em suy dinh dưỡng… Bạn có thể sử dụng yến sào Nha Trang để chưng đường
phèn, tiềm gà, nấu súp, nấu chè… rất thơm ngon. Mua đặc sản Nha Trang ở đâu
ngon nhất? Du khách nên chú ý lựa chọn những cơ sở kinh doanh yến có tiếng,
được phản hồi tốt từ khách hàng.
Bún sứa Nha Trang
Bún sứa là một trong các món đặc sản Khánh Hòa không thể bỏ lỡ khi du lịch nơi
đây. Thịt sứa dày mình, màu trắng trong, giòn sần sật, ăn rất “đã”. Chỉ cần
cho sứa vào tô bún, thêm chả cá, rau thơm rồi chan nước dùng ngọt thanh là bạn
đã có bữa sáng ngon đúng điệu
Ốc Nha Trang
Là vùng biển, Nha Trang nổi tiếng với nhiều loại ốc. Không chỉ đa dạng về
chủng loại, ốc Nha Trang cũng có rất nhiều cách chế biến.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp