Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm
toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về
văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. AGS muốn chia sẻ bài viết về chủ đề này là để tìm hiểu rõ hơn về những
đặc sắc của văn hóa ẩm thực của Nhật Bản nhé. Vậy thì, mọi người hãy cùng
tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết này nhé! Dưới đây, chúng tôi sẽ
giới thiệu về
món ăn Funayaki nhé!
1. Di sản Ẩm thực 100 năm được công nhận bởi Cơ quan Văn hóa Nhật Bản
Trong danh sách “Di sản Ẩm thực 100 năm” (hạng mục truyền thống) do Cơ quan
Văn hóa Nhật Bản chứng nhận nhằm vinh danh nền văn hóa ẩm thực trường tồn
qua các thế hệ và gắn bó lâu dài với từng địa phương, món bánh truyền thống
của thị trấn Azuchi, thành phố Omihachiman, đã được xướng tên. Đây là một
món ăn được cho là có nguồn gốc từ loại bánh mà trà sư Sen no Rikyu
(1522-1591) rất yêu thích trong các buổi trà đạo. Ban phụ nữ của Hiệp hội
Thương mại và Công nghiệp thị trấn Azuchi nỗ lực phổ biến tới mọi người,
“Chúng tôi mong muốn hồi sinh món bánh truyền thống này - vốn đang dần biến
mất - thành đặc sản của địa phương, đồng thời lan tỏa giá trị món ăn trên
khắp đất nước.” (Chia sẻ từ Nakamura Soichiro)

2. Hiệp hội Thương mại địa phương phục hồi và phát triển món bánh Funayaki
thành đặc sản
Bánh Funayaki của Azuchi là một loại bánh được làm từ bột mì hòa tan với
nước, thêm đường đen và một số nguyên liệu khác vào, tráng mỏng lên và
nướng. Điểm nổi bật của món ăn địa phương này là kết cấu mềm mại và hương vị
ngọt ngào mộc mạc. Hiệp hội Thương mại cho rằng bánh Funayaki của Azuchi hiện
nay có nguồn gốc từ bánh “Funoyaki” - loại bánh được nhắc đến 68 lần trong
cuốn “利休百会記 (Rikyu Hyakkeiki), một cuốn sách ghi lại các buổi trà đạo
của Sen no Rikyu. Họ nhận định món bánh này đã phổ biến tại khu vực Azuchi
nhờ vào việc Oda Nobunaga, người đã xây dựng lâu đài Azuchi, rất coi trọng
Sen no Rikyu.
Tại thị trấn Azuchi, bánh “Funayaki” từng được yêu thích như món ăn vặt tự
làm dành cho trẻ em trong các gia đình, đặc biệt vào khoảng những năm 30-40 của
thời kỳ Chiêu Hòa (1955–1965). Tuy nhiên, vì sự thay đổi trong thói quen ăn
uống và các lý do khác, món ăn này đã dần biến mất.
Cách đây 6 năm (2019), người dân đã bắt đầu nỗ lực hồi phục món đặc sản mang
hương vị quê hương này. Ông Takagi Toshihiro (72 tuổi), Chủ tịch Hiệp hội
Thương mại và Công nghiệp thị trấn Azuchi, người từng thưởng thức món bánh
này rất nhiều khi còn nhỏ, đã kêu gọi các thế hệ trẻ
tiếp tục gìn giữ và
phát triển nền văn hóa ẩm thực của địa phương. Ban phụ nữ thuộc Hiệp hội đã
đóng vai trò trung tâm trong chiến dịch này.
Đầu tiên, họ tham khảo các công thức gia truyền từ nhiều gia đình, sau đó
tạo ra một công thức cơ bản: trộn bột mì với các nguyên liệu khác, thêm
baking soda, rồi rán thành hình tròn trên chảo nóng. Hiệp hội cũng thúc đẩy
việc bán và giới thiệu bánh Funayaki tại các nhà hàng địa phương, đồng thời
tổ chức các buổi học tại trường tiểu học để hướng dẫn trẻ em cách làm bánh.
Vào mùa thu năm ngoái, trong
“Lễ hội Azuchi Nobunaga” nhằm quảng bá hình ảnh
của Nobunaga và lâu đài Azuchi, 600 phần bánh Funayaki đã được bán hết sạch
tại buổi trình diễn và bán thử. Sự kiện này nhận được sự đón nhận nhiệt tình
từ công chúng. Đến tháng 10
, Ban phụ nữ đã đệ trình hồ sơ xin chứng nhận
bánh
Funayaki là một phần của “Di Sản Ẩm Thực 100 Năm.” Vào ngày 5 tháng
này, món bánh chính thức được công nhận.
Nhân dịp được công nhận, vào ngày 27, tại Hội trường Thương mại và Công
nghiệp thị trấn Azuchi, một buổi trình diễn và thử bánh đã được tổ chức. Tại
đây, bánh được làm đúng theo công thức: bột được múc bằng muỗng gỗ rồi lần
lượt nướng trên chảo điện. Sau khi bánh chín, mọi người thưởng thức cùng với
matcha trong không gian gợi nhớ đến các buổi trà đạo. Trong tương lai, sẽ có
những chiếc bánh Funayaki được đóng dấu hoa “Rikyubai” – loài hoa giống hoa
mơ thường xuất hiện trong các buổi trà đạo.
Bà Hasegawa Shigeko (68 tuổi), Trưởng ban phụ nữ thuộc Hiệp hội, chia sẻ:
“Bánh ăn không cũng đã rất ngon, nhưng nếu cuộn thêm kem tươi, đậu đỏ, hoặc
socola chip như bánh crepe thì lại càng thú vị. Chúng tôi hy vọng bánh
Funayaki sẽ góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và lan tỏa rộng rãi khắp
cả nước.”
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn
sẽ có được những thông tin hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS
nhé!
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: Tổng hợp