Lễ hội Bổ Đà

2025/01/02

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là lễ hội Bổ Đà ở Bắc Giang, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

Lễ hội Bổ Đà

Lễ hội Bổ Đà gắn liền với sự hình thành và phát triển của chùa Bổ Đà, là một lễ hội lớn của huyện Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Truyền tích kể rằng: Ngày xưa, trong vùng có một đôi vợ chồng làm nghề đốn củi, muộn con cái. Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện, cho người chồng 32 đồng tiền từ cây thông già trên đỉnh núi khi ông đi đốn củi. Ông khẩn cầu Đức Phật phù hộ cho có con trai, nếu được xin dựng chùa thờ. Quả nhiên, ông bà sinh được một cậu con trai thông minh tuấn tú. Để tạ ơn Quan Thế Âm Bồ Tát, ông dựng chùa ngay gốc cây thông già; đó chính là chùa “Quan Âm”, dân gian thường gọi là “chùa Bổ - núi Bổ Đà”, sau gọi là “chùa Thượng” vì chùa ở cao trên sườn núi.
Để nhớ ơn những người đã có công xây dựng, trùng tu chùa, nhân dân trong vùng lấy ngày 18 tháng Hai (Âm lịch) để làm giỗ các vị sư Tổ. Lâu dần, ngày này trở thành ngày hội của vùng và được tổ chức trong ba ngày (từ ngày 16 đến ngày 18). Chùa Bổ Đà hiện có ban thờ Tam giáo và Thạch tướng quân - tín ngưỡng bản địa của người dân nơi đây. Theo truyền thuyết, Thạch tướng quân hóa thân về trời ngày 12 tháng Chín (Âm lịch) nên nhân dân trong vùng lấy ngày này mở hội để tưởng nhớ. Như vậy, lễ hội Bổ Đà diễn ra 2 lần trong năm, 16 - 18 tháng Hai và 12 tháng Chín. Chính hội Bổ Đà được mở vào ngày 16, 17, 18 tháng Hai. Để chuẩn bị cho lễ hội, trước đó nhiều ngày, chính quyền, đoàn thể, các thôn họp bàn thống nhất chương trình tổ chức lễ hội, thành lập Ban Tổ chức với một số tiểu ban như: Ban khánh tiết, Ban hậu cần, Ban bảo vệ… để phục vụ lễ hội. Vào ngày 16 tháng Hai, các tiểu ban bắt đầu điều hành công việc theo chức trách được phân công để làm các việc như tổng vệ sinh các khu vực chính diễn ra lễ hội, làm lễ mộc dục mở cửa chùa, đình, đền để làm sạch đồ thờ tự và các đồ rước, treo cờ hội, cờ hoàng chương Phật pháp, cờ ngũ sắc; điều hành nhân lực tham gia tế lễ, tổ chức làm cỗ thờ, cỗ cúng, rước và tổ chức các trò chơi... Trong các gia đình, dòng họ cũng làm cỗ chay, cỗ mặn, gói bánh… để thờ cúng tổ tiên, cúng Thần, Phật và mời khách về dự hội. Mỗi gia đình quy định đóng góp một khoản nhất định vào việc chuẩn bị lễ cúng của làng. Vật phẩm dâng lên cúng Phật được dân làng chuẩn bị một cách trang trọng, kỳ công trong từng khâu một, thể hiện tấm lòng thành kính của dân làng đối với đức Phật. Lễ vật cúng ở chùa toàn đồ chay và được chuẩn bị chu đáo, gồm: hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, xôi oản, bánh chưng; ngoài ra, còn có thêm bánh dày, bánh khảo, tùy vào từng năm. Sáng ngày 18, tại chùa Bổ Đà, sư thầy thỉnh kinh, gõ mõ làm lễ cúng Phật. 8 giờ cùng ngày, theo lệ các thôn tập trung ở khu vực phía bên ngoài cổng chùa Bổ Đà để rước kiệu, lễ vật vào trong chùa. Đoàn rước gồm 2 kiệu của thôn Thượng Lát và Hạ Lát dâng lễ vật, xôi oản, trầu cau, rượu, hương hoa... Đi đầu đoàn rước là đội rước cờ hội, đội trống, đội mang chấp kích bát bửu, tiếp đến là đội kiệu gồm 8 người khiêng. Trên kiệu bày đầy đủ các lễ vật mà mỗi thôn muốn dâng lên cúng Phật. Hai bên có hai người cầm tàn, lọng che cho kiệu. Tất cả đều trong trang phục áo nâu đỏ hoặc vàng, quần trắng, thắt đai lưng, chân quấn xà cạp. Theo sau đoàn rước là các đoàn thể trong thôn, các cụ ông cao niên trong làng với trang phục áo the khăn xếp, những người trong Ban tế thì mặc áo dài đỏ, vàng hoặc xanh, đầu đội mũ chuồn, chân đi hia, cuối cùng là các cụ bà trong ban dâng hương (khoảng 20 người) mặc áo nâu. Những người tham gia đoàn rước phải là những gia đình song toàn, không gặp tang trở trong năm, các cụ ông là những người đã lên lão, cụ bà là những người đã đi quy tại chùa.


Lễ vật được trang trọng rước lên chùa, đặt trên ban Tam bảo và các ban dưới sự điều hành của vị sư trụ trì. Sau đó, các cụ được giao nhiệm vụ cúng tế bắt đầu làm lễ. Bài cúng thể hiện rõ tấm lòng thành kính của nhân dân địa phương đối với Phật tổ, cầu cho quốc thái dân an, người người mạnh khỏe, cuộc sống bình yên no đủ, mùa màng bội thu. Những người trong đám rước tự tỏa ra thành hai hàng đứng hai bên kiệu, cầm hương, miệng nhẩm đọc kinh Phật. Cúng Tổ xong, những người tham gia rước được nhà chùa mời ở lại dùng cơm chay. Lễ vật dâng cúng một phần để lại chùa, phần còn lại chia cho các gia đình trong thôn để cùng nhau hưởng lộc. Ngoài ngày hội chính trên, hội Bổ Đà còn diễn ra vào dịp 12 tháng Chín, ngày hóa của Thạch linh thần tướng. Nơi thờ nằm ở trên đỉnh núi Phượng Hoàng (đỉnh cao nhất trong dãy Bổ Đà sơn). Tục truyền khi Thạch Linh thần tướng đánh tan quân giặc, Ngài lên đó rồi hóa về trời, vì thế, nhân dân lập đền ở đây để thờ phụng. Đền quay mặt về phía Nam nhìn ra sông Cầu. Bên phải đền có núi Kim Sơn, bên trái là núi Bàn Cờ, phía sau có núi Con Voi. Vào ngày này nhân dân trong vùng cũng chuẩn bị lễ vật để dâng lên Thạch tướng quân như: mâm xôi gà, thịt lợn luộc, bánh chưng, xôi, oản, hoa quả…. Sáng ngày 12 tháng Chín, tại đình Thượng Lát, sân đình vang lên một hồi chiêng trống báo hiệu giờ khởi kiệu, ông Chủ tế áo đỏ, mũ mấn, quần trắng, đi hia trịnh trọng đọc lời tế, khấn thỉnh các vị thần Thành hoàng, kiệu bát cống sơn son thếp vàng được 8 trai làng mặc áo đỏ nâng kiệu theo nhịp trống chiêng. Thứ tự đoàn rước: đi đầu là đoàn rước cờ hội; đội múa lân; 6 mâm lễ do 12 vị nữ chân quy trong đội dâng hương khiêng; 4 trai làng đóng lính mặc áo đỏ, thắt lưng bỏ múi đầu đội mũ nón chóp tay cầm cờ lệnh; đội khiêng trống, chiêng của đình gồm 5 người mặc áo đỏ, thắt lưng, khăn quấn đầu bỏ múi; đội nhạc gồm kèn, sáo, nhị, hồ; đội tùy giá gồm 13 người (2 kiếm, 5 đại đao, bát bửu, 2 lệnh bài). Trước kiệu là ông Chủ tế cầm trống rồng, áo the, khăn xếp đi giật lùi để giữ nhịp cho đoàn rước; kiệu Thánh 4 người trước, 4 người sau, lọng, tàn che kiệu Thánh trước và 2 bên; sau kiệu là đội tế gồm 8 cụ áo xanh thụng, đi hia, đầu đội mũ mấn; 3 cụ thượng mặc áo đỏ; 10 cụ áo the khăn xếp, ô lục soạn; các cụ bà chân quy trong đội dâng hương, cuối cùng là dân thôn. Đoàn kiệu rước hành tiến theo nhịp nhạc sênh tiền đến đền Thượng và làm lễ tế tại đó. Trên đền Thượng, cờ xí, cờ hội, chấp kích, bát bửu, đại đao được xếp thành 2 hàng trang nghiêm cho khu vực hành lễ, phía trong là 2 hàng quan viên phụ tế bên Đông và Tây chuẩn bị cho lễ tế Thành hoàng. Trên sân trước điện thờ được kê một bàn nhỏ, trải khăn đỏ, trên bàn đặt một hộp gỗ sơn đen, bên trong đặt bộ ấm sứ để rót rượu hành lễ. Một chiếc trống trung được đặt sát bàn, 18 vị quan viên đứng thành hai hàng 2 bên. Đúng giờ lành, hai vị quan viên bước lên đánh 3 hồi chiêng, trống. Đội tế bắt đầu thực hiện các nghi thức tế, đọc chúc văn. Tế xong, chúc văn được hóa, nhân dân vào lễ Thánh. Sau đó, đoàn rước quay về đình Thượng Lát. Lễ hội Bổ Đà còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: bịt mắt đập niêu, cờ tướng, cờ người,... Hiện nay, Ban Tổ chức còn đưa một số môn thể thao vào để thi đấu trong dịp lễ hội như: bóng chuyền, vật cổ truyền… Đặc biệt, huyện Việt Yên và tỉnh Bắc Giang còn đưa Hội thi hát Dân ca Quan họ vào chương trình hoạt động của lễ hội, thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Lễ hội Bổ Đà diễn ra ở các di tích nằm xung quanh núi Bổ Đà thuộc hai thôn Tiên Lát Thượng và Tiên Lát Hạ. Vào ngày này, tất cả các di tích đều mở cửa đón khách thập phương đến lễ, nhưng khu vực chính diễn ra lễ hội bao gồm các di tích:
  • Khu di tích chùa Bổ Đà là quần thể chùa gồm: chùa Tứ Ân, chùa Quán Âm, chùa Cao..., chia thành 3 khu vực: khu vườn chùa, khu nội tự chùa và khu vườn tháp. Lễ tế dâng cúng Phật diễn ra ở khu chính điện và nhà Tổ. Các trò chơi dân gian, thể dục thể thao, hát quan họ… được tổ chức ở khu vực sân rộng lớn phía bên ngoài chùa.
  • Đền Thượng, đền Trung, đình Thượng Lát, Ao Miếu liên quan đến sự tích và việc thờ phụng Thạch linh thần tướng. Vào ngày hội, nhân dân rước lễ từ đình Thượng Lát, qua đền Trung rồi lên đền Thượng và tế ở trước cửa đền. Sau khi tế lễ xong nhân dân lại rước về đình Thượng Lát.
Lễ hội Bổ Đà là chứng tích quan trọng cho tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, thể hiện qua hệ thống tượng (thờ Phật, Lão Tử, Khổng Tử), đồng thời là nơi hội tụ của các dòng thiền Lâm Tế, Trúc Lâm và tín ngưỡng dân gian bản địa (thờ đá - Thạch linh thần tướng), là cơ sở đào tạo các tăng, ni của Thiền phái Lâm Tế xưa. Lễ hội Bổ Đà được tổ chức nhằm ghi nhớ công lao to lớn của những vị thần, Phật bảo hộ cho cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân địa phương. Lễ hội còn là dịp để nhân dân ôn lại quá khứ của cha ông, lịch sử gây dựng vùng đất, vị thần, vị thánh đã có công với làng xóm, quê hương, đất nước, qua đó khơi dậy tinh thần tôn kính tổ tiên, chuộng đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự cố kết cộng đồng. Lễ hội Bổ Đà là nơi duy trì những nghi lễ, lễ thức cổ truyền, đồng thời nuôi dưỡng những sinh hoạt dân gian truyền thống khi người dân tham gia thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội. Lễ hội cũng là nơi thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và vui chơi lành mạnh của người dân.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ