So sánh Chứng chỉ CFA Và CPA - Đâu là sự lựa chọn tốt hơn?

2025/01/13

Kỹnăng_Chứng chỉ

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề So sánh Chứng chỉ CFA và CPA - Đâu là sự lựa chọn tốt hơn? Bài viết dành cho các sinh viên đang trong ngành kế toán, kiểm toán, những kế toán và kiểm toán viên đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là những chứng chỉ mà chúng ta nên biết nếu muốn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. .
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chứng chỉ CFA - Chứng chỉ chuyên sâu về phân tích đầu tư tài chính

The Chartered Financial Analyst, hay CFA Charterholder (CFA) là một chức danh nghề nghiệp cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ, được công nhận tại 165 lãnh thổ trên toàn thế giới, dành cho các chuyên gia Phân tích Tài chính trong ngành Quản lý Đầu tư.

Chứng chỉ CFA là một trong những bằng chứng bảo đảm nhất cho sự nghiệp thành công của các cá nhân làm việc trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, chứng chỉ CFA được đánh giá cao bởi các công ty, nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới.
Chứng chỉ CFA mở ra cơ hội tham gia kết nối với cộng đồng 190,000+ chuyên gia trên toàn thế giới, được công nhận trên 165 thị trường và hơn 31,000 công ty sử dụng CFA làm cơ sở cho quyết định bổ nhiệm nhân sự.
Khác với CPA tập trung vào kiến thức liên quan đến kế toán/kiểm toán trong doanh nghiệp, chương trình học CFA được thiết kế để người học có thể trở thành một nhà đầu tư tài chính hoặc nhà phân tích đầu tư chuyên nghiệp trong tương lai. Các môn học CFA đặt trọng tâm vào kỹ năng quản lý danh mục đầu tư, phân tích tình hình tài chính.

2. Chứng chỉ CPA - Chứng chỉ Kiểm toán viên công chứng

Chứng chỉ Kế toán viên công chứng được cấp phép (Certified Public Accountant - CPA) là chứng chỉ dành cho kế toán có trình độ đạt chuẩn tại các quốc gia nói tiếng Anh. Theo cách dễ hiểu: những người sở hữu chứng chỉ CPA là những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các hội nghề nghiệp trong và ngoài nước. Tại Hoa Kỳ, CPA là giấy phép hành nghề kế toán riêng biệt tại mỗi 50 tiểu bang. Hiện nay 49/50 bang đã có luật tự do di chuyển để các kế toán viên công chứng (CPA) có thể hành nghề tại các tiểu bang khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Hiện nay, kế toán/kiểm toán tại Việt Nam thường theo đuổi chứng chỉ CPA Việt Nam hoặc chứng chỉ CPA Úc để chứng minh năng lực làm việc và trở thành kiểm toán viên chính thức. Theo quy định, người có chứng chỉ CPA Việt Nam sẽ được miễn 3/12 môn thi chứng chỉ CPA Úc và 6/14 môn học ACCA. Ngược lại, người có chứng chỉ ACCA, chứng chỉ CPA Úc có thể thực hiện tham gia 1 kỳ thi chuyển đổi sát hạch để có được chứng chỉ CPA Việt Nam.
Tại Việt Nam, CPA là chứng chỉ Kiểm toán viên và là điều kiện bắt buộc để trở thành hội viên của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Theo Điều 14 Luật Kiểm toán Độc lập 2011 Việt Nam, chỉ khi sở hữu chứng chỉ CPA, bạn mới có thể trở thành kiểm toán viên, có thể điều hành kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán.

3. Chứng chỉ CFA vs CPA: Đâu là sự lựa chọn tốt hơn?

"Sự lựa chọn nào tốt hơn?" không phải là một câu hỏi hay. Câu hỏi đúng nên được đặt ra là: "Bạn phù hợp với chứng chỉ nào?". Vì mỗi những chỉ sẽ phù hợp với từng mục đích nghề nghiệp riêng. Để theo đuổi 2 chứng chỉ này, bạn cần đầu tư không ít về mặt tài chính, thời gian ôn thi, thời gian làm việc (4-5 năm). Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng để biết được chứng chỉ nào thực sự phù hợp với bản thân.
Nếu bạn thích thử thách bản thân trong ngành đầu tư tài chính, CFA sẽ là “bảo chứng vàng” giúp bạn sở hữu sự nghiệp thành công. Nếu con đường của bạn là trở thành kế toán/ kiểm toán viên chuyên nghiệp, CPA sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn chưa xác định được rõ ràng về mục tiêu, bạn sẽ cần tự hỏi bản thân muốn có một chứng chỉ như thế nào.
  • Có phạm vi công nhận rộng rãi, uy tín: Chứng chỉ CFA và CPA Úc đều được công nhận ở trên nhiều quốc gia, trong khi CPA Việt Nam chỉ được công nhận từng phần tại một số ít quốc gia.
  • Có nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Chứng chỉ CFA mang lại cơ hội việc làm đa dạng. Với CFA, bạn có cơ hội luân chuyển công việc linh hoạt và tự do khi được lựa chọn môi trường làm việc (ngân hàng/công ty tư nhân/công ty chứng khoán/quỹ đầu tư,...). Mặt khác, nếu bạn quyết tâm và chắc chắn theo đuổi vị trí kế toán/kiểm toán, CPA Úc hoặc CPA Việt Nam sẽ phù hợp với bạn hơn.
  • Yêu cầu đầu vào dễ dàng: Khác với CPA đòi hỏi người học có nền tảng về tài chính, kế toán/kiểm toán và phải nộp hồ sơ xét duyệt đủ điều kiện thi, chứng chỉ CFA không yêu cầu đầu vào. Bạn chỉ cần thể hiện kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực đầu tư tài chính để vượt qua các Level. Ngoài ra, bạn cần có trình độ Tiếng Anh cơ bản bởi các bài thi CFA sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ chung.
  • Đem đến mức lương tốt: Cả CFA và CPA đều mang lại mức lương hấp dẫn cho ứng viên. Tuy nhiên, nếu xét đến thu nhập, người sở hữu CFA có lợi hơn. Vì chương trình học sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầu tư, quản lý tài sản. Ngoài mức lương cố định tại các doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể tạo nên những dòng tiền bằng các khoản đầu tư và chạm tới ước mơ tự do tài chính.
  • Tỷ lệ đỗ: Cả hai chứng chỉ CFA và CPA Úc đều có tỷ lệ đỗ dao động khoảng 40-50%. Chứng tỏ, hai chứng chỉ có sự tương đương về độ khó và bạn hoàn toàn có khả năng đỗ nếu học tập nghiêm túc. Hơn nữa, lâu nay, CFA vốn được biết đến là kỳ thi khó nhằn nhất của giới tài chính. Vì vậy, nếu vượt qua cả ba cấp độ của CFA, bạn sẽ sở hữu công việc và mức thu nhập nhiều người mơ ước cũng như dành được sự tín nhiệm, tôn trọng từ cấp trên và đồng nghiệp.
  • Không bị giới hạn thời gian hoàn thành: CFA không giới hạn về thời gian hoàn thành để ứng viên chủ động lên kế hoạch cho bản thân. Ngược lại, CPA Úc và CPA Việt Nam có giới hạn thời gian hoàn thành để cấp chứng chỉ.
  • Hiệu lực vĩnh viễn: Chứng chỉ CFA có hiệu lực vĩnh viễn, mang giá trị trọn đời. Còn CPA Việt Nam và CPA Úc chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định (3-5 năm). Nếu muốn cấp lại, bạn cần phải đăng ký dự thi lại.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.


Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://blog.sapp.edu.vn/cfa/so-sanh-chung-chi-cfa-va-cpa

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ