Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới
thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là lễ hội đua thuyền
lý sơn, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và
bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những
giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.
Lý Sơn có lệ cổ truyền
Hằng năm tết đến đua thuyền vui xuân.
(Ca dao Lý Sơn)
Câu ca dao trên nhắc đến một tục lệ cổ truyền đến nay vẫn còn tồn tại trên
huyện đảo Lý Sơn, đó là Hội đua thuyền tứ linh vào dịp đầu xuân. Lễ hội bắt
đầu vào ngày mùng 4, sau lễ hóa vàng và kết thúc vào ngày khai hạ, mùng 7 tết.
Đây lễ hội lớn nhất trong năm, thu hút sự tham gia của hầu hết người dân vủa
vùng đảo.
Hiện nay chưa tìm thấy tài liệu thành văn nào ghi rõ thời điểm xuất hiện của
Lễ hội đua thuyền tứ linh ở huyện đảo Lý Sơn. Tuy nhiên, theo truyền ngôn
trong dân gian, cuộc đua thuyền tứ linh lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1826
(Minh Mạng năm thứ 7), dưới thời nhà Nguyễn. Lý Sơn trước đây có 2 xã là An
Vĩnh và An Hải. Hội đua thuyền diễn ra riêng tại mỗi xã gần như đồng thời. Sở
dĩ gọi là “đua thuyền tứ linh” vì trong cuộc đua có sự tham gia tranh tài của
4 con thuyền, mỗi thuyền mang tên một con vật trong bộ tứ linh, đó là: long,
ly (lân), quy, phụng (phượng). Thuyền đua làm bằng mê tre, dài khoảng 8 m,
lòng thuyền chỗ rộng nhất chừng 1,5 m, có dáng thon và nhẹ để khi đua có thể
lướt nhanh về phía trước. Đầu và đuôi thuyền người ta trang trí hình các con
vật rồng, lân, rùa, phượng, theo kiểu chạm khắc trên gỗ rồi ghép vào thuyền.
Từ giữa tháng chạp người ta bắt đầu sửa chữa, trang trí các thuyền đua. Để
chuẩn bị cho hội đua thuyền, các xóm, lân tuyển chọn những chàng trai mạnh
khỏe, giỏi nghề biển, kết hợp với những trung niên giàu kinh nghiệm để thành
lập đội đua. Mỗi đội đua thường có 15 người, đều là nam giới, trong đó có 1
tổng lái, 1 tổng thương, 1 tổng mũi và 12 tay chèo. Buổi sáng ngày mùng 4 tết
người ta làm lễ tại miếu để xin phép thần linh cho hạ thủy. Vật dâng cúng
trong lễ hạ thủy gồm rượu, trầu, nhang, đèn, vàng mã (kim ngân, hương, đăng,
phù lang, tửu) và một lóng mía, một quả dừa. Hội đua thuyền Lý Sơn diễn ra
theo từng làng, với 4 thuyền đua tranh trong 4 ngày, mỗi ngày một cuộc. Đường
đua gồm 4 vòng (8 dạo), tổng chiều dài khoảng 2,5 hải lý. Các thuyền được đổi
đường đua mỗi ngày và được xếp thứ hạng (nhất, nhì, ba, tư) theo ngày đó. Đến
ngày cuối (mùng 7), người ta cộng lấy kết quả của 4 cuộc đua để xét giải chung
cuộc. Trước khi hội đua diễn ra, dân làng từ già đến trẻ đều tập trung về đình
làng để tham dự buổi lễ tế thần linh, tiền hiền, hậu hiền phía trong đình.
Tiếp đến là cuộc lễ xin được mở đầu cuộc đua phía ngoài bến. Phần nghi lễ kết
thúc, thuyền đua về vị trí hoa tiêu chờ xuất phát. Thời điểm xuất phát sớm
muộn, gia giảm tùy theo con nước, nhưng nằm trong khung giờ ngọ (từ 11 giờ 30
- 13 giờ 30). Xã An Hải thường bắt đầu cuộc đua sớm hơn xã An Vĩnh. Thuyền đua
vào vị trí sẵn sàng. Trống lệnh nổi lên, một hồi 3 tiếng. Vừa dứt tiếng trống
thứ 3, 4 con thuyền đồng loạt xé nước lao đi trong tiếng trống liên hồi giục
giã, tiếng reo hò của hàng ngàn người xem làm vang động cả một vùng không gian
biển đảo. Cứ như thế, hội đua thuyền mừng xuân diễn ra suốt 4 ngày, 4 cuộc, từ
mùng 4 đến mùng 7 tháng giêng, theo định lệ từ lâu đời. Vào ngày cuối các lân,
xóm làm lễ tạ thần linh, đồng thời khoản đãi các tay đua trong không khí vui
tươi, thắm tình làng nghĩa xóm.
Ý nghĩa sâu xa của hội đua thuyền là để tỏ lòng cảm tạ các vị thần linh phù hộ
cho dân làng có được cuộc sống bình an, khương thới; làm nông, làm biển được
mùa, tri ân các bậc tiền hiền đã có công khai khẩn, xây dựng cuộc sống lâu dài
trên quê đảo, tưởng nhớ quan quân và binh phu các đội Hoàng Sa, Bắc Hải. Đây
cũng là dịp để người dân rèn luyện sức khỏe, thi thố tài năng điều khiển ghe
thuyền. Theo quan niệm dân gian, mỗi con thuyền về trước trong cuộc đua ngày
tết mang một điềm báo năm mới cho cả cộng đồng:
- Long (con rồng) là biểu tượng của sự thịnh đạt, cao quý, tiềm ẩn sức sống vĩnh hằng. Năm nào thuyền rồng về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo được mùa nghề nông.
- Ly (con lân) tượng trưng cho sự thái bình phúc lộc, may mắn. Năm nào thuyền lân về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo được mùa nghề biển.
- Quy (con rùa) tượng trưng cho sự trường tồn, hạnh phúc, phát triển. Năm nào thuyền quy về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo làng xóm ổn định, yên lành.
- Phượng tượng trưng cho cuộc sống thái bình, nhân phẩm cao quý. Năm nào thuyền phụng về nhất người ta cho rằng đó là điềm báo làng xóm có nhiều niềm vui.
Dựa vào tên con thuyền về nhất trong hội đua, các bô lão bàn bạc, dự báo về
công việc làm ăn và đời sống bà con trên đảo trong cả năm. Lễ hội đua thuyền
đầu xuân trên đảo Lý Sơn là sinh hoạt văn hóa truyền thống, gắn kết cả về phần
lễ với phần hội, lôi cuốn đông đảo người dân địa phương, du khách, tạo nên
không khí phấn khởi, vui tươi trên đất đảo mỗi dịp tết đến, xuân về.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp