Các giấy tờ chứng minh đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia


Công ty Kế toán AGS Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp về kế toán, kiểm toán, thuế, tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn cam kết mang đến những dịch vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam.

Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về các loại giấy tờ cần cung cấp, thủ tục cần hoàn thành để đáp ứng đủ các điều kiện đối với người lao động nước ngoài khi làm việc ở vị trí chuyên gia ở Việt Nam.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các giấy tờ chứng minh đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia:

Căn cứ tại Điểm b Khoản 4 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về giấy tờ chứng minh chuyên gia, lao động kỹ thuật được quy định như sau:
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận;
  • Văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp.
Ví dụ:
  • Bằng đại học trở lên hoặc tương đương;
  • Xác nhận kinh nghiệm làm việc trên 3 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  • Quyết định bổ nhiệm;
  • Xác nhận kinh nghiệm làm việc tại công ty mẹ;

2. Trường hợp người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 20 ngày:

Căn cứ tại Khoản 8 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.

Như vậy, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì là đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có người lao động nước ngoài làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 20 ngày:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP về xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:

Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Đồng thời:

Trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Trong trường hợp này, người lao động nước ngoài thuộc Khoản 8, Điều 7, Nghị định này do đó người lao động vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì người sử dụng lao động không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Lưu ý

Người sử dụng lao động phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin như sau:
Họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn


https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-lam-viec-o-vi-tri-cong-viec-la-chuyen-gia-thi-can-cac-loai-giay-to-gi-chu-613523-123789.html
Next Post Previous Post