Quản trị rủi ro tài chính

2025/03/20

TintứcTàichính

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuê, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Quản trị rủi ro tài chính. Bài viết sẽ chia sẻ về các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp thường gặp phải và giải pháp quản trị hiệu quả. Bài viết đặc biệt hữu ích cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc tài chính (CFO), kế toán viên cũng như những người đang tìm hiểu về quản lý tài chính doanh nghiệp. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì quản trị rui ro là một vấn đề mà bất kỳ người chủ doanh nghiệp nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Rủi ro tài chính là gì?

1. Rủi ro tài chính là gì?

Thuật ngữ rủi ro tài chính, tên tiếng Anh Financial Risk là toàn bộ những tổn thất tài chính khi đầu tư hoặc kinh doanh mạo hiểm. Một số rủi ro phổ biến như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tài sản đảm bảo, rủi ro đầu tư nước ngoài, rủi ro tiền tệ, rủi ro vốn chủ sở hữu,...

Bản chất của rủi ro tài chính là sự phân biệt giữa giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế, phản ánh sự biến động của lợi nhuận ròng. Rủi ro tài chính được các nhà môi giới dùng để đánh giá sự phát triển của một công ty hay doanh nghiệp. Vì nó có thể đánh giá khả năng dòng tiền của công ty có đủ hay không để đáp ứng các mục tiêu, nghĩa vụ công ty.

2. Các loại rủi ro tài chính thường gặp

Rủi ro tài chính cũng có thể áp dụng cho một chính phủ vỡ nợ đối với trái phiếu của mình. Khi tham gia vào thị trường tài chính, nhà giao dịch có thể gặp nhiều loại rủi ro khác nhau dưới đây:

2.1. Rủi ro thị trường

Là những thay đổi về giá trong thị trường. Ngoài ra, những thay đổi về chính sách kinh tế, yếu tố chính trị, hoạt động của công ty cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi tức đầu tư. Rủi ro thị trường thể hiện rõ nhất đối với lãi suất. Khi lãi suất biến động, các công cụ tài chính như trái phiếu và tiền gửi ngân hàng bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng cổ phiếu chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp.

2.2. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là một thuật ngữ chỉ rủi ro mà người cho vay có thể phải gánh chịu nếu người đi vay không đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán của mình. Đặc biệt là trong trường hợp vỡ nợ, không thanh toán hoặc phá sản.

Rủi ro tín dụng cấp quốc gia được đánh giá dựa trên sự ổn định chính trị, kinh tế và tài chính một quốc gia. Đó là khả năng nước sở tại không trả được các khoản vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài.

2.3. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản phát sinh khi nguồn vốn và tài sản chưa thể chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí hợp lý một cách nhanh chóng. Việc thanh khoản chậm trễ dẫn đến hạn chế khả năng thanh toán của doanh nghiệp, gây ra nhiều rủi ro, thậm chí phá sản.

Rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ việc mua các khoản vay dài hạn hoặc đầu tư vào các tài sản khó chuyển đổi, khiến các tổ chức và cá nhân không có đủ tiền mặt để trang trải các khoản nợ ngắn hạn ngày càng gia tăng.

2.4. Rủi ro pháp lý

Liên quan đến những tổn thất có thể xảy ra nếu nhà đầu tư không tuân thủ luật pháp hoặc quy định trong phạm vi quyền hạn của họ. Ví dụ: giao dịch tham nhũng, nội gián,...

2.5. Rủi ro lãi suất

Đây là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường chứng khoán, công cụ tài chính sinh lãi và công cụ phái sinh. Rủi ro này thường phát sinh từ các khoản vay ngân hàng.

2.6. Rủi ro khác

Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải chịu một số rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm giao dịch. Trong đó có rủi ro từ hệ thống kiểm soát tài chính yếu kém và rủi ro liên quan đến hệ thống báo cáo - kiểm toán...

Tất cả những rủi ro trên có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của bạn. Do đó, cho dù bạn là nhà đầu tư cá nhân hay công ty, quản lý rủi ro tài chính là điều cần thiết để đảm bảo rằng khoản đầu tư của bạn tạo ra lợi nhuận kỳ vọng.

II. Các doanh nghiệp cần làm gì để quản lý rủi ro

Risk management

Không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, nhưng quản lý rủi ro hiệu quả sẽ giúp họ tồn tại và phát triển trong những thời điểm khó khăn nhất. Dưới đây là một số chiến lược mà các nhà quản trị nên cân nhắc:

1. Xây dựng quy trình nhận diện rủi ro: Các rủi ro liên quan đến tài chính, vận hành, chuỗi cung ứng, và công nghệ cần được xác định rõ ngay từ đầu.

2. Đánh giá và ưu tiên rủi ro: Phân tích các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng và xác suất xảy ra để tập trung nguồn lực vào những rủi ro có thể gây thiệt hại lớn nhất.

3. Thiết lập các kế hoạch dự phòng: Xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống xấu nhất, như gián đoạn chuỗi cung ứng, biến động tài chính hoặc sự cố về công nghệ.

4. Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm: Công bố thông tin đầy đủ và minh bạch với nhà đầu tư về các rủi ro tiềm tàng. Điều này không chỉ giúp duy trì niềm tin mà còn giảm thiểu các vấn đề pháp lý.

Các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo Nguyên tắc 7 trong Bộ Nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tổ chức tài chính quốc tế IFC. Nguyên tắc này nhấn mạnh, công ty cần thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ và khung quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Hội đồng quản trị có trách nhiệm tối hậu đối với khung quản lý rủi ro của công ty và cần giám sát việc hình thành và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Hội đồng quản trị cần thiết lập các bộ phận kiểm soát và giám sát hoạt động của các bộ phận này.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài việt này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đề cập nhật thêm nhiêu thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://www.vib.com.vn/vn/cam-nang/ngan-hang-so/tien-ich-va-trai-nghiem/rui-ro-tai-chinh

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ