Tương Lai Ngành Kế Toán, Kiểm Toán: Xu Hướng & Công Nghệ Định Hình Nghề Nghiệp

2025/03/24

TintứcKiểmtoán

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Các xu thế thay đổi của ngành Kế toán, Kiểm toán trong tương lai. Bài viết dành cho các công ty cung cấp dịch vụ về Kế toán, Kiểm toán cũng như các Kế toán viên và Kiểm toán viên đang hành nghề nhằm cung cấp thêm thông tin giúp thay đổi phù hợp và thích nghi với thời thế hiện nay.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

future artificial intelligence

Ảnh minh họa

1. Vấn đề thực tiễn

Năm 2016, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (the Association of Chartered Certified Accountants – ACCA) đã tiến hành một cuộc điều tra về kế toán chuyên nghiệp tương lai ở 22 quốc gia (bao gồm Việt Nam). Kết quả cho thấy, 55% số người được hỏi dự đoán sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá có nhiều tác động nhất, sau đó là sự xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh…

Những xu hướng này đều là sự ảnh hưởng của Cách mạng 4.0 đối với nghề Kế toán. Sự xuất hiện của Điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big data), công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… đã thay đổi căn bản và nâng cao hiệu quả trong quy trình xử lý, tổng hợp và truyền đạt và cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán.

Tất cả những điều đó đã, đang và sẽ tác động rất mạnh đến toàn bộ công việc kế toán và kiểm toán. Nó đòi hỏi phải có sự thay đổi rất căn bản quy trình và phương pháp kế toán, kiểm toán, đổi mới căn bản phương thức tạo lập, thu thập và xử lý thông tin, phương thức kiểm tra, đánh giá thông tin, cách thức truyền tải, tiếp nhận, khai thác thông tin và lưu trữ thông tin.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, CMCN 4.0 với các ứng dụng vạn vật, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế giới… sẽ mở ra cơ hội tốt cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế.

2. Xu hướng thay đổi của ngành Kế toán, Kiểm toán trong tương lai

Những năm trở lại đây là khoảng thời gian bùng nổ sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi hoạt động đều gắn với công nghệ số. Do đó, lĩnh vực kế toán cũng được định hướng phát triển theo hướng áp dụng công nghệ 4.0, nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa sức lao động của con người mà vẫn đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Cụ thể là với lĩnh vực kế toán, việc ứng dụng công nghệ số giúp công tác kế toán được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.

Công tác thu thập, xử lý, tính toán và báo cáo số liệu được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Để việc ứng dụng công nghệ là có hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ những người làm kế toán phải nắm bắt được cách áp dụng công nghệ trong hoạt động kế toán. Xu hướng phát triển mới của lĩnh vực kế toán là hướng đến sử dụng công nghệ ngày càng thông minh và tinh vi hơn (như phần mềm thông minh có điện toán đám mây, big data,…) để thay thế cho cách xử lý truyền thống. Các xu hướng thay đổi ngành Kế toán trong tương lai cụ thể như sau:

2.1 Các phần mềm được cải thiện

Công việc kế toán bắt đầu từ excel trước đây được cải tiến mới khi nhiều phần mềm kế toán chuyên dụng ra đời, mọi hoạt động ghi chép và tính toán trở nên nhanh chóng và chuẩn xác. Các nền tảng phần mềm này có một loạt các chức năng phần mềm mà kế toán đánh giá cao nhất, chẳng hạn như tối ưu hóa các quy trình và giảm thiểu các tác vụ thủ công. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho chứng từ sổ sách và đảm bảo độ chính xác cao.

Ví dụ cụ thể là phần mềm kế toán online là một trong những phần mềm tốt nhất của cuộc CMCN 4.0. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh của công nghệ thông tin, lập trình website và hệ thống nghiệp vụ tài chính – kế toán – quản trị. Hay phần mềm Turbo tax của Intuit đang thay thế kế toán viên làm các công việc thuộc phần hành thuế. Hoặc phần mềm Xero làm công việc phân loại hóa đơn… Phần mềm này có thể kiểm tra dữ liệu toán học trên các hóa đơn cũng như xác minh thông tin về đơn vị phát hành, mã số thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn.

2.2 Sự bổ trợ của công nghê AI

Tại Việt Nam, công việc kế toán trước đây hoàn toàn phải làm thủ công, phụ thuộc rất nhiều vào sự cẩn thận và tỉ mỉ của kế toán viên với rất nhiều sổ sách kế toán, bảng biểu theo một số tiêu chuẩn nhất định. Trong những thập niên gần đây đây, trước sự phát triển mạnh mẽ về thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, AI đã dần dần được đưa vào trong lĩnh vực kế toán.

Điều này cho phép các doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tự động hóa một loạt các quy trình, cũng như thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, sự tác động của công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi mạnh mẽ ngành kế toán trong doanh nghiệp. Máy AI đảm nhận gánh nặng thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tốn thời gian.

Trí tuệ nhân tạo trong kế toán làm giảm sự can thiệp của con người. Công nghệ AI có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ kế toán tiêu chuẩn nhanh hơn và hiệu quả hơn. Công nghệ AI xử lý nhiều công việc chân tay, lặp đi lặp lại, kế toán viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các khía cạnh khác của công việc, như tư vấn và phân tích dữ liệu. Thay vì dành hàng giờ để hoàn thành các công việc mang tính thủ công, kế toán viên sẽ có thể sử dụng và phân tích dữ liệu do AI cung cấp để đưa ra các quyết định hợp lý nhất.

Công nghệ AI sẽ cải thiện độ chính xác trong việc nhập dữ liệu và giảm rủi ro trách nhiệm cho kế toán; hiệu quả hơn trong việc phát hiện gian lận; cung cấp dữ liệu thời gian thực, cho phép kế toán viên cung cấp các giải pháp theo thời gian thực; khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu ngay lập tức; đánh giá những thành công và thất bại trong quá khứ để hoạch định cho tương lai. Cụ thể, một trong những ứng dụng lớn của AI trong kế toán là máy học (Machine learning). Máy học có thể mã hóa các bút toán, có thể phân tích các hợp đồng.

Lĩnh vực tự động hóa mới là phương tiện hỗ trợ đưa ra các quyết định hữu ích như thông qua máy học có thể xác định được những giao dịch bất thường trong việc ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nó có thể giúp kế toán viên truy cập dữ liệu phi cấu trúc, trở thành một trợ lý ảo đắc lực cho công việc của kế toán, kiểm toán, các giao dịch, thuế để xác định những lĩnh vực rủi ro hoặc cần phân tích thêm, nhờ có chức năng ghi nhận lại bối cảnh nên máy học có sự phân tích thông minh hơn.

2.3 Quy trình được tự động hóa

Thay vì việc làm thủ công rất nhiều các công đoạn trước đây, công nghệ giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Kế toán viên có thể tập trung vào các công việc quan trọng, cần đầu óc và tỉ mỉ. Còn các công việc khác, có thể được thực hiện bởi công cụ tự động. Ví dụ, đối với việc lập hóa đơn tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tại Việt Nam trước đây, số lượng hóa đơn đầu vào mỗi tháng có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chứng từ.

Để hoàn thành một quy trình xử lý mỗi hóa đơn đầu vào cần trung bình 3 phút, đối với một kế toán viên thạo việc, bao gồm các nghiệp vụ như kiểm tra xác thực thông tin với Tổng cục Thuế; đọc và nhập liệu hóa đơn vào bảng kê excel; đồng bộ dữ liệu lên các phần mềm kế toán, lưu trữ và sắp xếp các bộ chứng từ đúng nơi, đúng quy chuẩn của doanh nghiệp. Các nhân viên kế toán luôn phải dành lượng lớn thời gian và năng lượng để xử lý các tác vụ kể trên bằng phương thức thủ công, vốn luôn tồn tại rủi ro sai sót và gây mệt mỏi trong những ngày cao điểm.

Nhưng trong tương lai, các phần mềm hiện nay có thể tích hợp với hệ thống kế toán và ngân hàng của bạn. Điều này làm cho các phương pháp lập hóa đơn trong quá khứ trở nên lỗi thời. Hóa đơn được tạo một cách hoàn hảo chỉ với một vài cú nhấp chuột. Một số thông tin khách hàng cần được nhập vào, nhưng quan trọng hơn hết là không có lỗi nào xảy ra.

2.4 Chuyển đổi số và sự kết nối trong kế toán

Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi toàn diện trong cách thức vận hành của doanh nghiệp kế toán, kiểm toán. Xu hướng hiện nay là tích hợp dữ liệu kế toán với các hệ thống kinh doanh khác, tạo ra một hệ sinh thái số hóa liên kết chặt chẽ.

Ví dụ, hệ thống kế toán hiện đại có thể liên kết trực tiếp với ngân hàng, phần mềm quản lý khách hàng (CRM) hoặc hệ thống ERP, giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính một cách chính xác và nhanh chóng. Nhờ đó, việc đối soát công nợ, thanh toán, báo cáo tài chính đều được thực hiện tự động, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm đáng kể thời gian.

Ngoài ra, công nghệ Blockchain cũng đang dần được áp dụng trong lĩnh vực kế toán, giúp đảm bảo tính minh bạch và bảo mật dữ liệu. Blockchain cho phép tạo ra các bản ghi kế toán không thể thay đổi, giúp hạn chế gian lận tài chính và đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong giao dịch.

Tóm lại, kế toán trong tương lai không chỉ là ghi nhận số liệu mà còn là quản trị dữ liệu tài chính một cách thông minh. Kế toán viên cần trang bị kỹ năng số hóa, hiểu biết về AI, phân tích dữ liệu và bảo mật thông tin để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của ngành.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn


Nguồn: Tổng hợp




Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ