Đạo đức trong kỷ nguyên số: Các cân nhắc khi ứng dụng AI trong Kế toán và Kiểm toán
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, kế toán và kiểm toán cũng không nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số. Các doanh nghiệp trong ngành đang từng bước ứng dụng AI vào quy trình làm việc nhằm tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu sai sót và gia tăng giá trị dịch vụ. Tuy nhiên, song song với những lợi ích rõ rệt, việc triển khai AI cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về đạo đức nghề nghiệp – từ bảo mật dữ liệu, tính minh bạch đến nguy cơ thay thế vai trò con người.
Là một công ty cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán chuyên nghiệp, AGS nhận thấy rằng để khai thác hiệu quả AI mà vẫn duy trì được chuẩn mực đạo đức, các doanh nghiệp cần có góc nhìn toàn diện, kết hợp giữa công nghệ, chuyên môn và con người. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn phân tích sâu hơn những khía cạnh đạo đức đáng cân nhắc khi ứng dụng AI trong ngành kế toán – kiểm toán, đồng thời đưa ra một số gợi ý để các kế toán viên và kiểm toán viên duy trì tính liêm chính, minh bạch và trách nhiệm trong công việc của mình.
1. Xem xét và giám sát các nội dung do AI tạo ra
- Cuộc thảo luận của các chuyên gia về đạo đức khi sử dụng AI trong kế toán và kiểm toán do Kiplinger (cộng đồng tập hợp các cố vấn, nhà quản lý và giám đốc điều hành) tổ chức đã đề cập đến những nỗ lực của ngành kiểm toán trong việc phát triển các chính sách tốt nhất xung quanh việc sử dụng AI. Khi công nghệ tiếp tục phát triển, ngành kế toán, kiểm toán phải cân bằng giữa việc tận dụng khả năng của AI và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và phán đoán chuyên môn.
- Sự phát triển của AI cho phép các cá nhân và tổ chức xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian ngắn, số hóa các nhiệm vụ có tính lặp lại và đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Đây là một trong những lợi ích mà các công ty kế toán, kiểm toán có được từ công nghệ. Tuy nhiên, AI không hẳn là hoàn hảo nên các kế toán, KTV vẫn phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi sử dụng các công cụ AI, đồng thời tăng cường kỹ năng về công nghệ để sử dụng AI hiệu quả và có kiểm soát.
1.1 Sự thiên vị khi sử dụng AI trong kế toán và kiểm toán
Các chuyên gia đưa ra cảnh báo rằng, việc sử dụng AI có thể mang đến rủi ro về sự thiên vị và công bằng bởi AI được thiết kế để tìm hiểu và diễn giải thông tin dựa trên nhiệm vụ mục tiêu nên để đạt được điều này, AI sử dụng các thuật toán tập dữ liệu, thường dựa trên kiến thức chuyên môn hoặc các báo cáo và dữ liệu trước đây của tổ chức. Dữ liệu này về cơ bản có sự tham gia của con người nên có khả năng mang tính chủ quan hoặc thiên vị. Hậu quả là các thông tin đầu ra bị bóp méo, gây hiểu lầm cho tổ chức và dẫn đến kết quả không mong muốn.1.2 Đảm bảo tính bảo mật khi sử dụng công cụ AI
Một hàm ý đạo đức khác của việc sử dụng AI trong kiểm toán là sự không chắc chắn về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Hoạt động kế toán và kiểm toán đòi hỏi phải xử lý dữ liệu có tính bảo mật cao. Khi sử dụng AI, KTV phải cung cấp các tập dữ liệu có thể chứa thông tin nhạy cảm, hầu hết các cơ sở dữ liệu đều dễ bị tấn công và truy cập trái phép hoặc người dùng có thể can thiệp vào thông tin tài chính bí mật. Khi phát sinh các mối lo ngại về bảo mật sẽ dẫn đến hậu quả bất lợi, chẳng hạn như kiện tụng, danh tiếng bị bóp méo và mất khách hàng quan trọng. Do đó, các tổ chức hoặc cá nhân sử dụng AI phải bảo vệ nghiêm ngặt quyền riêng tư bằng các phương pháp như cài đặt mã hóa, kiểm soát truy cập và các chính sách/quy định bảo vệ dữ liệu.1.3 Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của kế toán viên, KTV
- Ngoài ra, các công ty kế toán, kiểm toán có thể gặp phải các vấn đề về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình khi sử dụng AI. Kế toán đòi hỏi sự chính xác, cởi mở và rõ ràng về cách hệ thống đưa ra kết luận và quyết định. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp khi các tổ chức sử dụng AI khiến người dùng khó có thể theo dõi quá trình ra quyết định. Do đó, người dùng có thể đặt câu hỏi về tính công bằng và hợp lệ của kết quả tài chính hoặc kiểm toán do AI tạo ra.
- Bên cạnh đó, có những trường hợp mà các tập dữ liệu thuật toán được sử dụng trong kế toán rất phức tạp, chẳng hạn như khi sử dụng nhiều nguồn dữ liệu và biến đổi khác nhau. Do đó, người dùng cần có kiến thức chuyên môn để phân tích và diễn giải đầu ra, điều mà một số bên liên quan có thể không có. Do đó, việc sử dụng AI trong kế toán làm nảy sinh nhiều mối quan ngại về mặt đạo đức liên quan đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
2. Kết hợp chuyên môn với kỹ năng mềm và AI
- Nghề kế toán và kiểm toán đang trải qua một sự chuyển đổi đáng kể và việc chỉ có kỹ năng chuyên môn thôi là không đủ. Để phát triển thêm thì các kế toán viên, KTV cần kết hợp chuyên môn với kỹ năng mềm và công nghệ. AI đã tạo ra tác động tích cực trong ngành kế toán bằng cách tự động hóa các tác vụ thường lệ, giảm lỗi và tăng hiệu quả; phát hiện gian lận và xác định các lĩnh vực cần cải thiện; tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí... Khi tiếp tục phát triển, AI sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho ngành nghề này và các kế toán viên, KTV cần kết hợp chuyên môn với các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy phản biện, sáng tạo, khả năng thích ứng và cộng tác để làm việc cùng AI.
- Việc áp dụng AI và các kỹ năng mềm sẽ trở nên thiết yếu để các kế toán viên duy trì khả năng cạnh tranh và cung cấp dịch vụ có chất lượng cao trong tương lai. Thực tế cho thấy, các kỹ năng mềm và AI không thể tách rời mà chúng bổ sung cho nhau đáng kể. Các tư vấn và quyết định liên quan đến nhiệm vụ của kiểm toán thường dựa trên dữ liệu của AI. Ngoài ra, các kỹ năng mềm bổ sung cho AI bằng cách tăng cường sự nhanh nhẹn trong giải quyết vấn đề phức tạp, sự sáng tạo và đổi mới của con người giúp đề xuất các ý tưởng sáng tạo mà AI không thể thực hiện được.
- Hơn nữa, các kỹ năng mềm rất có giá trị đối với việc triển khai AI trong kế toán do khả năng hợp lý hóa các quy trình giao tiếp và duy trì sự tham gia của các bên liên quan. Bằng chứng hữu hình chứng minh vai trò quan trọng của các kỹ năng mềm trong việc bổ sung cho AI là Công ty Apple tạo ra một nền văn hóa cho phép nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo, sự hợp tác nhóm và trí tuệ cảm xúc bằng cách giữ chân và thu hút những nhân viên có kỹ năng mềm đặc biệt.
- Tất nhiên, việc kết hợp các kỹ năng mềm với AI không phải dễ dàng. Phần lớn các tổ chức tập trung đào tạo các kỹ năng chuyên môn, học thuật và bỏ qua kỹ năng mềm, thậm chí mọi người thờ ơ, không biết đến các kỹ năng mềm. AI càng phát triển, con người có xu hướng phụ thuộc vào AI nhiều hơn dẫn đến khả năng phán đoán và ra quyết định, kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cũng giảm dần. Thêm vào đó, quá trình tự động hóa quá mức dẫn đến mất đi sự tiếp xúc và đồng cảm, làm tổn hại đến các mối quan hệ và trải nghiệm của khách hàng. Điều này có thể cản trở trí tuệ cảm xúc, yếu tố cần thiết cho giao tiếp và cộng tác hiệu quả trong hoạt động kế toán, kiểm toán.
- Các chuyên gia khuyến nghị một số kỹ năng mềm chính mà các kế toán, KTV phải phát triển bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông tin tài chính hiệu quả tới khách hàng và các bên liên quan;
- Kỹ năng cộng tác để làm việc hiệu quả với các nhóm chức năng;
- Trí tuệ cảm xúc để điều hướng các mối quan hệ phức tạp với khách hàng;
- Sáng tạo để tìm ra giải pháp cho các vấn đề kế toán phức tạp;
- Tư duy phản biện để phân tích dữ liệu tài chính phức tạp và đưa ra quyết định sáng suốt.
3. Kết luận
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:http://baokiemtoan.vn/cac-can-nhac-ve-mat-dao-duc-xung-quanh-viec-su-dung-ai-trong-ke-toan-va-kiem-toan-34524.html