Đề xuất giảm nộp thuế TNCN đối với nguồn nhân lực công nghệ cao
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề “Đề xuất giảm nộp thuế
TNCN đối với nguồn nhân lực công nghệ cao”. AGS muốn chia sẻ về chủ đề
này bởi vì thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế mà bất kỳ người lao động nào
trong quá làm việc đều sẽ gặp phải và quan tâm.
Bài viết có các từ viết tắt như sau: thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), nhân
lực công nghệ cao (nhân lực CNC).
I. Thuế thu nhập cá nhân
1. Định nghĩa
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Đối tượng nộp thuế là công nhân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và các cá nhân khác định cư tại Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thu nhập cao. Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Các khoản chịu thuế thu nhập bao gồm thu nhập thường xuyên và không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên là khoản thu nhập được lặp đi lặp lại thường xuyên đều đặn và có tính ổn định nhất định.
2. Người lao động có mức lương bao nhiêu thì phải đóng thuế TNCN?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 4
Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và bởi Điều 1 Nghị quyết
954/2020/UBTVQH14) quy định:
Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132
triệu đồng/năm);
b. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm
Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm
trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp
dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện
theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một
đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi
dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy
định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã
hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không
nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được
tính giảm trừ gia cảnh.
Đồng thời, căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định
về khấu trừ thuế như sau:
Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá
nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d,
khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03)
tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên
thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá
nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu
trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế
của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân
có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về
quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn
cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu
đồng/năm) thì có thể nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03)
tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì
phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân với
trường hợp này người lao động có thể làm cam kết tạm thời để chưa khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân.
II. Đề xuất giảm thuế TNCN từ tiền lương của nhân lực công nghệ cao
Phát triển khoa học công nghệ, nhân lực CNC là một trong những nhân tố quan
trọng để tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để phát triển hơn
nữa cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, cần thiết phải có những chính sách
tập trung thu hút các cá nhân có trình độ cao tham gia thực hiện trong các
lĩnh vực như công nghệ thông tin hoặc các lĩnh vực đang ưu tiên phát triển
như nông nghiệp, chế biến nông sản. Đây cũng là chính sách được một số quốc
gia trên thế giới áp dụng. Hiện nay, luật TNCN hiện hành có quy định ưu đãi
cho các ngành nghề đặc thù là một số ngành nghề như giáo viên, y bác sĩ,
nghiên cứu khoa học có thể được hưởng ưu đãi giảm thuế hoặc miễn thuế trong
một số trường hợp. Tuy nhiên, ưu đãi trên lại không áp dụng đối với cá nhân
là nhân lực CNC, trong khi đây là lực lượng lao động quan trọng cần có cơ
chế khuyến khích phát triển phù hợp.
Theo đó, cần nghiên cứu, bổ sung các quy định phù hợp tại Luật thuế TNCN đối
với thu nhập của cá nhân là nhân lực CNC làm việc tại các doanh nghiệp như:
doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC, dự án ứng dụng CNC
thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển, dự án sản xuất sản phẩm
CNC thuộc danh mục sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển. Mức giảm thuế
TNCN đối với nhóm đối tượng này cần được nghiên cứu, đảm bảo hài hòa giữa
các mục tiêu về khuyến khích các đối tượng cần ưu tiên thu hút, duy trì hợp
lý mức động viên NSNN và không làm sai lệch vai trò của chính sách thuế
TNCN.
Do việc xác định cá nhân là nhân lực CNC phụ thuộc vào nhiều tiêu chí cũng
như các định hướng phát triển của đất nước trong từng giai đoạn. Trường hợp
bổ sung quy định giảm thuế TNCN đối với các đối tượng này, cũng cần nghiên
cứu để có quy định về tiêu chí xác định cá nhân là nhân lực CNC để làm cơ sở
cho việc thực hiện theo hướng giao Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể.
III. Đề xuất giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định miễn thuế trong một số trường hợp đặc biệt
Dự thảo cũng đề xuất: Bổ sung quy định giao Thủ tướng Chính phủ cho phép
miễn thuế trong một số trường hợp đặc biệt là: chuyên gia nước ngoài làm
việc tại chương trình, dự án tài trợ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA); chuyên gia nước ngoài làm việc tại chương trình, dự án phi chính
phủ nước ngoài tại Việt Nam; cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan
đại diện của tổ chức quốc tế thuộc Hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam đang
được áp dụng chính sách miễn thuế theo các Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ trước khi Luật thuế TNCN hiện hành có hiệu lực, qua đó đảm bảo tính
thống nhất của hệ thống pháp luật thuế và đảm bảo cơ sở pháp lý minh bạch và
ổn định.
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách ưu đãi miễn thuế TNCN đối với chuyên
gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA, viện trợ phi chính phủ
nước ngoài vẫn là cần thiết để khuyến khích, thu hút nguồn vốn vay và viện
trợ nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế hoạt động
tại Việt Nam. Đồng thời, chính sách miễn thuế TNCN đối với nhân viên Việt
Nam làm việc cho cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên
Hợp quốc cũng cần tiếp tục duy trì để bình đẳng về nghĩa vụ thuế, vì khoản
lương mà nhân viên Việt Nam nhận được đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập
theo quy định của Liên Hợp quốc. Khoản thuế này do cơ quan đại diện của Liên
Hợp quốc giữ lại và coi khoản thu này như khoản thuế thu nhập quốc gia và
đưa vào Quỹ bình ổn thuế của Liên Hợp quốc và được trừ bớt phần định mức
đóng góp hàng năm của quốc gia vào ngân sách của Liên Hợp quốc.
Theo đó, để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật thuế và đảm bảo
cơ sở pháp lý, cần nghiên cứu, bổ sung quy định tại Luật thuế TNCN nội dung
giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn thuế trong một
số trường hợp đặc biệt này. Đây cũng là những đối tượng đang được miễn thuế
theo các văn bản dưới Luật trước thời điểm Luật thuế TNCN hiện hành có hiệu
lực thi hành.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/thue-tncn-la-gi-luong-bao-nhieu-thi-phai-dong-thue-tncn-22683.html
https://baochinhphu.vn/du-kien-giam-thue-thu-nhap-ca-nhan-tu-tien-luong-cua-nhan-luc-cong-nghe-cao-102241125113525137.htm