Những mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế từ 31/03/2025

Từ ngày 31/03/2025, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu sẽ được điều chỉnh giảm thuế suất theo Thông tư 07/2024/TT-BTC. Đây là cơ hội lớn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tối ưu lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật nhanh những nhóm hàng hóa được giảm thuế, mức điều chỉnh cụ thể và các lưu ý quan trọng dành cho bộ phận kế toán – xuất nhập khẩu.

1. Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là loại thuế mà Chính phủ đánh vào các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mục đích là để tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời giảm cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất trong nước, cân bằng cán cân thương mại. Đôi khi, thuế nhập khẩu còn ngăn hành vi phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu.

2. Đối tượng nộp thuế nhập khẩu

Theo Điều 3, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 các đối tượng nộp thuế nhập khẩu chính là:
  • Doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá
  • Tổ chức nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
  • Cá nhân có hàng hoá nhập khẩu khi nhập cảnh hoặc nhận hàng ở biên giới Việt Nam
  • Đại lý làm thủ tục hải quan được uỷ quyền nộp thuế
  • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng nộp thay thuế theo quy định

3. Mức thuế suất thuế nhập khẩu là bao nhiêu?

Các mức thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam
Theo Điều 11, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016, thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất ưu đãi, thuế suất đặc biệt ưu đãi và thuế suất thông thường. Chi tiết các mức thuế suất như sau:
  • Thuế suất ưu đãi:
Mức thuế này áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ tối huệ quốc về thương mại đối với nước ta. Đây là một quy định quốc tế về mối quan hệ cân bằng về thương mại hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy ước với nhau. Hiện tại, có khoảng hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa với Việt Nam.
Trong trường hợp này, bên nộp thuế tự khai về xuất xứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất ưu đãi. Đồng thời, người khai phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của lời khai.
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Mức thuế này áp dụng với hàng hóa được nhập khẩu các quốc gia và vùng lãnh thổ có mối quan hệ mật thiết với nước ta theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA).
Ngoài ra, có thể tồn tại một số trường hợp ưu đãi đặc biệt khác như liên minh thuế quan hoặc giao lưu thương mại biên giới.... Trong đó, mặt hàng nhập khẩu phải được quy định cụ thể trong các thỏa thuận đã ký kết, đáp ứng đủ điều kiện đã đặt ra. Hàng hóa phải có xuất xứ từ chính quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó mới được hưởng mức thuế suất đặc biệt ưu đãi.
  • Thuế suất thông thường:
Mức thuế này áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ không thuộc các trường hợp trên. Mức thuế suất được quy quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng.
  • Thuế bổ sung:
Một số hàng hóa nhập khẩu ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung. Những hàng hóa đó thuộc các trường hợp như sau:
Giá bán của hàng hóa nhập khẩu quá thấp so với giá trong nước gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất hàng hóa tương tự của nước ta
Hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có sự phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu hoặc thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam.

4. Những mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế từ 31/03/2025.

Ngày 31/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, Nghị định 73 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng quy định tại Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Điều 3 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP thành các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Cụ thể, đối với mặt hàng ô tô có mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 mức thuế nhập khẩu giảm từ 64% xuống 50%; ô tô có mã HS 8703.24.51 thuế nhập khẩu giảm từ 45% còn 32%.
Đối với mặt hàng Ethanol, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cũng được giảm từ 10% xuống 5%.
Trong khi đó, thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng đùi gà đông lạnh giảm từ 20% xuống 15%; mặt hàng hạt dẻ cười, chưa bóc vỏ giảm từ 15% xuống 5%; mặt hàng hạnh nhân giảm từ 10% xuống 5%; mặt hàng quả táo tươi giảm từ 8% xuống 5%; mặt hàng quả anh đào ngọt (Cherry) giảm từ 10% xuống 5%; mặt hàng nho khô giảm từ 12% xuống 5%.
Một số mặt hàng khác cũng được hưởng thuế suất nhập khẩu giảm, bao gồm: mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ. Cụ thể, mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ thuộc nhóm 44.21 (các sản phẩm như mắc treo quần áo, quan tài, lõi cuộn chỉ, ống sợi và suốt sợi, guồng cuốn chỉ may và các sản phẩm tương tự, thanh gỗ để làm diêm…); nhóm 94.01 và 94.03 (ghế ngồi và các bộ phận của ghế ngồi; đồ nội thất bằng gỗ) giảm thuế nhập khẩu từ mức 20% và 25% xuống cùng một mức thuế suất là 0%.
Riêng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) giảm từ 5% xuống 2%; mặt hàng ethane bổ sung mã HS 2711.19.00 vào chương 98 với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng ngô hạt giảm từ 2% xuống 0%; mặt hàng khô dầu đậu tương giảm từ 1%, 2% xuống 0%.
Nghị định 73 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (31/3/2025).
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/tu-3132025-nhieu-mat-hang-nhap-khau-se-duoc-giam-thue-195458.html
Next Post Previous Post