Phương pháp hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế
toán, Kiểm toán, thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề:"Phương pháp hạch toán
thuế tiêu thụ đặc biệt"
Trước sự thay đổi chính sách thuế TTĐB và chế độ kế toán như hiện nay, kế toán
cần cập nhật và nắm bắt thông tin, để thực hiện tốt công tác kế toán tại đơn
vị. Bài viết làm rõ hơn phương pháp hạch toán thuế TTĐB trong một số trường
hợp cụ thể, dựa trên văn bản pháp luật hiện hành về thuế TTĐB, quản lý thuế và
Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
1. Căn cứ tính thuế TTĐB
Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
- Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung
ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ
môi trường (BVMT) (nếu có) và thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Xác định giá tính thuế trong một số trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng các loại) do cơ sở kinh
doanh nhập khẩu bán ra và hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB
được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế BVMT )/(1 + thuế
suất thuế TTĐB)
Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp
luật về thuế GTGT, thuế BVMT xác định theo quy định của pháp luật về thuế
BVMT.
Trường hợp 2: Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế
TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
- Thuế suất thuế TTĐB thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 1, Luật số
70/2014/QH13 ngày 26/11/2014, sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế
TTĐB. Điều 5, NĐ số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/ 2015 của Chính phủ.
2. Hạch toán thuế TTĐB của hàng nhập khẩu
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ, căn cứ vào hóa đơn hàng nhập khẩu,
bộ chứng từ hàng nhập khẩu và các chứng từ liên quan khác, kế toán phản
ánh:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 621, 627: Giá trị thực tế tài sản mua về
Nợ TK 635: Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có)
Có TK 111, 112, 331: Trị giá thanh toán cho
người bán
Có TK 515: Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu
có)
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu
Có TK 3332: Thuế TTĐB
Có TK 33381: Thuế BVMT
Đối với hàng tạm nhập - tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị,
khi nhận được thông báo nộp thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 138: Phải thu khác /Có TK 3332: Thuế TTĐB.
- Khi nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu, căn cứ vào chứng từ nộp thuế vào
ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 3332: Ghi giảm thuế TTĐB phải nộp /Có TK 111,112: Số tiền thực
nộp.
- Kế toán hoàn thuế TTĐB của hàng nhập khẩu:
*Đối với hàng hóa nhập khẩu, căn cứ vào quyết định hoàn thuế và các
chứng từ liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Nếu hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3332: Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp kỳ sau
Nợ TK 333 (chi tiết): Nếu bù trừ với các loại thuế khác
Có TK 152,153,156: Nếu xuất trả lại do vay, mượn
Có TK 632: Nếu tái xuất để bán
*Đối với TSCĐ nhập khẩu, căn cứ vào quyết định hoàn thuế và các chứng từ
liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Nếu hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3332: Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp kỳ sau
Nợ TK 333 (chi tiết): Nếu bù trừ với các loại thuế khác
Có TK 211: Nếu tái xuất trả lại
Có TK 811: Nếu tái xuất để bán
*Đối với hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn thuế
TTĐB khi tái xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Nếu hoàn lại bằng tiền
Nợ TK 3332: Nếu trừ vào số thuế TTĐB phải nộp kỳ sau
Nợ TK 333 (chi tiết): Nếu bù trừ với các loại thuế khác
Có TK 138: Phải thu khác
3. Hoạch toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh nhập khẩu và cơ sở kinh doanh dịch vụ
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ chịu thuế TTĐB, kế toán ghi:
Bút toán 1: Phản ánh giá vốn. Căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ
liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 154: Nếu xuất bán thành phẩm từ xưởng
hoặc cung ứng dịch vụ.
Có TK 155: Nếu xuất kho bán thành phẩm.
Có TK 156: Nếu xuất kho bán hàng nhập khẩu.
Bút toán 2: Phản ánh doanh thu. Căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên
quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT (đã gồm
thuế TTĐB)
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra tương ứng
- Cuối tháng, kế toán lập Tờ khai thuế TTĐB. Thời hạn nộp hồ sơ khai
thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo, tháng
phát sinh nghĩa vụ thuế. Căn cứ vào số thuế phải nộp trên tờ khai, kế
toán phản ánh thuế TTĐB phải nộp trong kỳ:
Nợ TK 511: Ghi giảm doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ /Có TK 333.2:
Thuế TTĐB phải nộp
- Khi nộp thuế TTĐB vào ngân sách Nhà nước, căn cứ vào giấy nộp tiền vào
ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 333.2: Ghi giảm thuế TTĐB phải nộp /Có TK 111, 112: Số tiền thuế
TTĐB thực nộp
- Trường hợp khấu trừ thuế TTĐB của hàng hóa nhập khẩu hoặc nguyên liệu
đầu vào chịu thuế TTĐB dùng cho sản xuất sản phẩm chịu thuế TTĐB. Căn cứ
vào hồ sơ khai thuế TTĐB và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số
thuế TTĐB được khấu trừ với số thuế TTĐB phải nộp của hàng bán ra như
sau:
Nợ TK 333.2: Phản ánh thuế TTĐB được khấu trừ kỳ này /Có TK 632:
Hạch toán thuế TTĐB tại cơ sở kinh doanh xuất khẩu
Cơ sở kinh doanh xuất khẩu (CSKDXK) mua trực tiếp hàng hóa nằm trong
danh mục HH, DV chịu thuế TTĐB từ cơ sở sản xuất để xuất khẩu, nhưng
không xuất khẩu mà bán vào thị trường trong nước, thì CSKDXK là người
nộp thuế. CSKDXK có nghĩa vụ kê khai theo từng lần phát sinh và nộp thuế
vào ngân sách Nhà nước, chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa
vụ nộp thuế (căn cứ vào thời điểm ghi trên hóa đơn bán hàng).
Bút toán 1: Phản ánh giá vốn. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632/Có TK 156:
Bút toán 2: Phản ánh doanh thu. Căn cứ vào hóa đơn, tờ khai thuế TTĐB,
và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 33311
Có TK 3332.
Công ty Kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy
vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng
tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/phuong-phap-hach-toan-thue-tieu-thu-dac-biet/