Những mặt lợi ích và hạn chế của M&A

Công ty TNHH Kế toán – Kiểm toán AGS tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn thuế tài chính. Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia giàu chuyên môn, AGS không ngừng nỗ lực để mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ chuyên môn chất lượng cao, AGS còn chú trọng việc chia sẻ kiến thức thực tiễn đến các cá nhân, kế toán viên và doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về một chủ đề đang được nhiều người quan tâm: “Những mặt lợi ích và hạn chế của M&A (Mergers and Acquisitions – Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp).” Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực tế và hữu ích, chắc hẳn sẽ mang lại những giá trị phục vụ cho cuộc sống và công tác Kế toán Kiểm toán của những người đang theo ngành nghề và cả những người có sự quan tâm.

M&A (Sáp nhập và Mua lại) là công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp quan trọng giúp tăng cường thị phần, đạt được các mục tiêu chiến lược. Bên cạnh những lợi ích, M&A cũng đi kèm với nhiều thách thức và rủi ro.
Một trong những chiến lược phổ biến và hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là M&A – Sáp nhập và Mua lại. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau M&A là gì, đồng thời phân tích chi tiết những mặt lợi ích và hạn chế của chiến lược này, để có cái nhìn toàn diện hơn về M&A trong môi trường kinh doanh hiện nay.

1. M&A là gì

M&A là viết tắt của Mergers and Acquisitions, tức là Sáp nhập và Mua lại. Đây là hai hoạt động chính trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh, liên quan đến việc hợp nhất hoặc mua lại các công ty để mở rộng quy mô, tăng cường thị phần, hoặc đạt được các mục tiêu chiến lược khác.
M&A là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhiều công ty và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, tài chính và pháp lý để thực hiện thành công.

2. Mặt lợi ích và hạn chế của M&A

M&A mang lại nhiều cơ hội và lợi ích nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức và rủi ro. Việc thực hiện một thương vụ M&A thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chiến lược rõ ràng, và khả năng quản lý hiệu quả các yếu tố liên quan.

a. Lợi ích

  • M&A giúp các công ty mở rộng quy mô nhanh hơn so với việc tăng trưởng tự nhiên.
  • Sáp nhập và mua lại có thể dẫn đến việc tiết kiệm chi phí qua việc cắt giảm nhân sự dư thừa và tối ưu hóa quy trình. Tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện có để nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • M&A cho phép các công ty mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc thị trường mới.
  • Bằng cách kết hợp tài nguyên và công nghệ, các công ty có thể cải thiện vị thế cạnh tranh của họ. M&A giúp các công ty tiếp cận công nghệ mới, sáng tạo, và kiến thức chuyên môn mà không cần phải tự phát triển từ đầu.
  • Nếu được thực hiện thành công, M&A có thể tăng giá trị cổ phiếu của công ty, mang lại lợi ích cho các cổ đông.

b. Hạn chế

  • Quá trình M&A thường đòi hỏi chi phí lớn cho việc thẩm định, đàm phán, và thực hiện. Rủi ro về tài chính nếu M&A không đạt được các mục tiêu kỳ vọng.Khác biệt về văn hóa doanh nghiệp giữa các công ty có thể gây ra xung đột và khó khăn trong việc hợp nhất. Việc hòa nhập nhân viên từ các công ty khác nhau đòi hỏi sự quản lý khéo léo và thời gian. Sau khi sáp nhập hoặc mua lại, có thể xảy ra tình trạng mất mát nhân tài do xung đột văn hóa. Xem thêm kỹ năng quản lý nhân sự phù hợp.Khách hàng có thể lo ngại về sự thay đổi dịch vụ hoặc sản phẩm sau M&A. Thị trường có thể phản ứng tiêu cực nếu M&A không được quản lý tốt hoặc không được đánh giá cao.
  • Quá trình M&A phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của luật sư và chuyên gia tư vấn.
  • Rủi ro về các vụ kiện tụng hoặc vấn đề pháp lý phát sinh sau M&A. Nhiều vụ M&A thất bại do không đạt được các mục tiêu kỳ vọng hoặc không thể hòa nhập thành công giữa các công ty.

3. Các hình thức M&A phổ biến

Với mục tiêu tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh, thương vụ M&A có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Dựa trên vai trò và vị trí của các doanh nghiệp tham gia, có thể chia M&A thành ba loại chính:

a. M&A theo chiều ngang

M&A theo chiều ngang xảy ra khi hai công ty trong cùng một ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh sáp nhập hoặc mua lại lẫn nhau. Mục tiêu của hình thức này là tăng cường thị phần, mở rộng quy mô và giảm cạnh tranh.
Hình thức M&A theo chiều ngang thường áp dụng ở hai công ty thường có cùng dòng sản phẩm hoặc dịch vụ.
M&A theo chiều ngang giúp tăng cường sức mạnh cạnh tranh và khả năng thương lượng với các nhà cung cấp và khách hàng. Có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí nhờ vào hiệu quả kinh tế theo quy mô và giảm chi phí hoạt động.

b. M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc xảy ra khi một công ty mua lại hoặc sáp nhập với một công ty khác ở các giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng hoặc sản xuất. Hình thức này giúp kiểm soát tốt hơn quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài.
Mua bán, sáp nhập theo chiều dọc mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
  • Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu liên tục trong quá trình sản xuất;
  • Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào của công ty và tối ưu hóa chi phí sản xuất;
  • Kiểm soát việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất cùng ngành và đối thủ cạnh tranh;
  • Tăng doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

c. M&A kết hợp

M&A kết hợp xảy ra khi hai công ty hoạt động trong các ngành hoặc lĩnh vực hoàn toàn khác nhau sáp nhập hoặc mua lại lẫn nhau. Mục tiêu của hình thức này là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và giảm rủi ro tổng thể. M&A kết hợp được áp dụng giữa các công ty không có mối liên hệ trực tiếp về sản phẩm hoặc dịch vụ. M&A kết hợp giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một ngành duy nhất. Tận dụng kỹ năng quản lý và tài nguyên của công ty mẹ để cải thiện hoạt động của công ty con. Giảm rủi ro do sự biến động của thị trường trong một ngành cụ thể.

4. Cách định giá các thương vụ M&A

Dưới đây là bốn phương pháp phổ biến để định giá trong các thương vụ M&A:

a. Dựa vào tỷ suất P/E

Tỷ suất P/E là một chỉ số tài chính phổ biến để định giá công ty, dựa trên mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận của công ty. Định giá công ty mục tiêu bằng cách so sánh tỷ suất P/E của công ty đó với tỷ suất P/E trung bình của ngành hoặc của các công ty tương tự. Nếu tỷ suất P/E của công ty mục tiêu thấp hơn mức trung bình của ngành, có thể coi công ty này bị định giá thấp và ngược lại. Ưu điểm của cách định giá này là dễ hiểu và dễ tính toán. Phản ánh trực tiếp lợi nhuận của công ty.

b. Dựa vào tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu

Sử dụng tỷ suất EV/Sales để so sánh với các công ty cùng ngành hoặc với mức trung bình của ngành. Định giá công ty mục tiêu dựa trên tỷ suất EV/Sales của các công ty tương tự. Phương pháp này phù hợp cho các công ty có doanh thu nhưng chưa có lợi nhuận. Không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn của công ty.

c. Dựa vào chi phí thay thế

Phương pháp chi phí thay thế định giá công ty dựa trên chi phí để tái tạo hoặc thay thế toàn bộ tài sản của công ty với các tài sản tương tự trong điều kiện hiện tại. Trong một số trường hợp, việc mua và bán dựa trên việc xem xét chi phí xây dựng công ty từ đầu so với việc mua một công ty hiện có.Rõ ràng, việc thành lập một công ty mới phải mất nhiều thời gian để tập hợp một đội ngũ quản lý và nhân sự giỏi, mua tài sản và tìm kiếm khách hàng. Chưa kể việc cạnh tranh với các công ty đã có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng khó khăn đối với các ngành dịch vụ, nơi tài sản quan trọng nhất là con người và cách tiếp cận dựa trên ý tưởng là then chốt. Xem xét các phương pháp quản lý hiệu suất cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp tổ chức nào.

d. Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

Đây là công cụ định giá quan trọng trong M&A. Phương pháp DCF định giá công ty dựa trên giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến trong tương lai, được chiết khấu về hiện tại với một tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Dòng tiền ước tính (được tính bằng công thức “Lợi nhuận + Khấu hao – Chi phí vốn – Thay đổi vốn”) xem xét mức bình quân gia quyền của vốn của công ty (WACC) được chiết khấu về giá trị hiện tại. Tất nhiên, DCF cũng có những hạn chế nhất định, nhưng về mặt phương pháp luận, rất ít công cụ có thể cạnh tranh được với phương pháp định giá này.

e. Quy trình thực hiện thương vụ M&A

Quy trình M&A là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia. Dù thời gian thực hiện có thể thay đổi, nhưng các giai đoạn cơ bản của một thương vụ M&A vẫn được tuân thủ các bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác định doanh nghiệp mục tiêu cho thương vụ M&A;
  • Bước 2: Thực hiện đánh giá doanh nghiệp mục tiêu;
  • Bước 3: Lên phương án và lựa chọn hình thức sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp mục tiêu;
  • Bước 4: Phân tích, định giá doanh nghiệp mục tiêu;
  • Bước 5: Thực hiện đàm phán việc thu mua, sáp nhập;
  • Bước 6: Thẩm định thông tin;
  • Bước 7: Thực hiện việc thu mua, sáp nhập;
  • Bước 8: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính;
  • Bước 9: Kết thúc việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

5. Hoạt động M&A được điều chỉnh bởi Luật nào

Hoạt động M&A (sáp nhập và mua lại) đã trở thành một xu hướng toàn cầu, không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô và tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn tạo ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tại Việt Nam, M&A cũng ngày càng được quan tâm và trở thành một công cụ quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế.
Mặc dù M&A mang lại nhiều lợi ích, nhưng hoạt động này cũng đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý rõ ràng và minh bạch. Tại Việt Nam, các quy định về M&A hiện đang được phân tán trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đến Luật Cạnh tranh…
  • Theo Luật Doanh nghiệp: Các Điều 17, 198, 199, 200, 201, 51, 52, 126 và 127
  • Theo Luật Cạnh tranh: Các Điều 29 và 30
  • Theo Luật Chứng khoán: Điều 93
  • Theo Luật Đầu tư: Điều 3, 24.
  • Theo Luật Các tổ chức tín dụng: Điều 153.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp


Next Post Previous Post