Phân biệt ngành nghề theo mã ngành VSIC và CPC
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Phân biệt ngành nghề theo mã ngành VSIC và CPC. Bài viết này dành cho
các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu hiểu rõ sự khác biệt giữa hai
hệ thống mã ngành này. Đặc biệt, những nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên
gia tư vấn, kiểm toán và cơ quan nhà nước sẽ tìm thấy thông tin hữu ích để áp
dụng đúng quy định khi phân loại ngành nghề, thực hiện các thủ tục hành chính,
báo cáo thuế hay thống kê kinh tế.
Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan,
giúp người đọc dễ dàng phân biệt và lựa chọn mã ngành phù hợp cho hoạt động
kinh doanh của mình.
I. Khái quát chung về mã CPC và mã VSIC
1. Mã CPC
Mã CPC (Central Product Classification) là hệ thống phân loại sản phẩm
do Liên Hợp Quốc xây dựng. Được thiết kế để phục vụ việc phân loại hàng
hóa và dịch vụ trên phạm vi quốc tế, mã CPC giúp các quốc gia có thể thống kê
và so sánh dữ liệu kinh tế một cách hiệu quả. Hệ thống này không chỉ giúp
trong việc báo cáo thống kê mà còn hỗ trợ trong các hoạt động thương mại quốc
tế, giúp các quốc gia hiểu rõ hơn về cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của nhau.
Là một thành viên của WTO, hiện nay Việt nam đang sử dụng mã CPC để phân loại, áp mã ngành và xác định điều kiện đầu tư đối với hoạt đồng kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam. Cụ thể, các mẫu văn abnr, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt nam yêu cầu phải ghi mã ngành CPC đối với các mục tiêu hoạt động thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho dự án đầu tư cũng sẽ ghi nhận các mục tiêu dự án theo tên ngành và mã CPC tương ứng.
Các công ty 100% vốn Việt nam không cần phải phân loại ngành nghề theo mã CPC.
2. Mã VSIC
Mã VSIC (Vietnam Standard Industrial Classification) là hệ thống phân
loại ngành kinh tế của Việt Nam. Hệ thống này được xây dựng dựa trên
nền tảng các hệ thống phân loại ngành kinh tế quốc tế, nhưng đã được điều
chỉnh để phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của Việt Nam. Mã VSIC được sử
dụng rộng rãi trong việc phân loại các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khi đăng ký kinh doanh, giúp các cơ quan quản lý nhà nước quản lý và giám sát
hoạt động kinh tế một cách hiệu quả hơn.
Mã VSIC do Tổng cục Thống kê Việt Nam xây dựng và ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG. Cụ thể, danh mục và nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt nam được phân loại thành 5 cấp, mã hóa theo bảng chữ cái từ A đến U và chữ số từ 0 đến 9. Mã VSIC được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt nam, như đăng ký doanh nghiệp, thống kê kinh tế, quản lý nhà nước.
Đối với công ty có vốn nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mục tiêu của dự án đầu tư cần được ghi rõ trong chi tiết vủa mã ngành VSIC.
II. Phân biệt ngành nghề theo mã ngành VSIC và CPC
Về khái niệm:
- CPC: Mã ngành CPC là hệ thống phân loại ѕản phẩm của trung tâm của Liên Hợp Quốc.
- VSIC: Mã ngành VSIC là hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được sử dụng thống nhất khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Về ý nghĩa:
- CPC: Dùng làm căn cứ pháp lý để các nhà đầu tư nước ngoài “nhận dạng” và xem xét tính khả thi của lĩnh vực đầu tư của quốc gia dự định đầu tư vào
- VSIC: Tạo cơ sở pháp lý để Việt Nam dễ dàng quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
Về phạm vi áp dụng:
- CPC: Tên lãnh thổ Việt Nam và các quốc gia thành viên của WTO khi cùng cam kết vấn đề này
- VSIC: Trên lãnh thổ Việt Nam
Về cơ sở pháp lý:
- CPC: Luật đầu tư năm 2020 và Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO
- VSIC: Luật đầu tư năm 2020 và Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
III. Những sai lầm khi đăng ký mã ngành VSIC và CPC
Nhà đầu tư cần lưu ý 2 vấn đề cơ bản khi đăng ký mã ngành như sau:
Thứ nhất: Nhà đầu tư nước ngoài thường mắc sai lầm chính là việc áp mã
mục tiêu đầu tư theo hệ thống phân loại của Liên Hợp Quốc (CPC) và mã ngành
nghề kinh doanh (VSIC) không đồng nhất và thường thiếu sót mã ngành VSIC.
Trong một số trường hợp khi đăng ký mã CPC nhưng khi mã hóa mã VSIC lại không
đầy đủ và khớp.
Thứ hai: Nhà đầu tư nước ngoài có thể hiểu sai mã CPC và mã VSIC dẫn
đến việc khi chuyển đổi mã ngành từ CPC sang VSIC bị sai mã ngành nghề dẫn đến
việc khi hoạt động kinh doanh không đăng ký đúng dẫn đến việc "áp mã một đằng,
kinh doanh một nẻo".
Ví dụ như Công ty thực chất kinh doanh (ngành nghề lắp đặt máy móc, thiêt bị
phục vụ sản xuất trong một dây chuyền cho nhà xưởng của công ty). Khi đăng ký
nhà đầu tư lại đăng ký mục tiêu: Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)
tuy nhiên đối với việc lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong một dây
chuyền cho nhà xưởng của công ty bản chất lại là một ngành dịch vụ liên quan
đến sản xuất (CPC 885) tương ứng với ngành nghề kinh doanh: Lắp đặt máy móc và
thiết bị công nghiệp (VSIC 3320).
Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý đến việc mã hóa, chuyển đổi đúng và đầy đủ ngành
nghề kinh doanh để hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Tránh sai sót dẫn đến việc bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực đầu tư, kinh
doanh.
IV. Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng mã CPC
Một trong những thách thức lớn khi sử dụng mã ngành CPC là việc phân loại
chính xác ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý việc
lựa chọn đúng mã ngành trong quá trình đăng ký kinh doanh hoặc khai báo
thuế. Việc chọn sai mã ngành có thể dẫn đến rủi ro về pháp lý, gây khó khăn
trong việc xin giấy phép hoặc cấp phép cho các hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, việc thay đổi mã ngành cũng có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài
chính, báo cáo thuế hoặc quy định về môi trường mà doanh nghiệp phải tuân thủ.
Do đó, việc theo dõi và cập nhật thông tin liên quan đến các mã ngành
CPC là điều cần thiết để doanh nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy
định pháp luật hiện hành.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://tlklawfirm.vn/quy-dinh-ve-viec-lua-chon-ma-nganh-nghe-cpc-va-vsic-cua-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-khi-thanh-lap-du-an-tai-viet-namhttps://acchanoi.vn/ma-nganh-vsic-va-cpc/#2_Phan_biet_ma_nganh_CPC_va_ma_nganh_VSIChttps://acchanoi.vn/ma-nganh-cpc/#6_Cac_van_de_can_luu_y_khi_su_dung_ma_nganh_CPC