Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Câu trả lời tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật và pháp lý. Hôm nay Công ty AGS xin được trình bày về nội dung sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực tế và hữu ích về những sự khác biệt khi thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chắc hẳn sẽ mang lại những giá trị phục vụ cho cuộc sống và công tác Kế toán Kiểm toán của những người đang theo ngành nghề và cả những người nắm giữ vị trí quản lý các doanh nghiệp.

Xu hướng thị trường hiện nay là mua bán hay sáp nhập? Có gì khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty? Hai khái niệm này có đặc điểm nào nổi bật để dễ phân biệt? Cùng kế toán AGS làm rõ sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Mua bán và sáp nhập công ty là gì

Mua bán và sáp nhập công ty là quá trình kết hợp, tổ chức lại doanh nghiệp, thay đổi quyền quản lý, quyền sở hữu. Tuy nhiên, mua bán công ty sẽ tập trung vào chuyển nhượng quyền sở hữu và tài sản. Trong khi đo, sáp nhập công ty sẽ hướng đến kết hợp hoặc hợp nhất các công ty để mở rộng quy mô hoạt động.
Mua bán doanh nghiệp là quá trình một bên mua toàn bộ hoặc một phần của tài sản hoặc cổ phần từ doanh nghiệp bán.
Sáp nhập doanh nghiệp là quá trình hai hoặc nhiều doanh nghiệp hợp nhất với nhau để thành lập một doanh nghiệp mới. Hoặc cũng có thể để một doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và quản lý tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khác.

Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập công ty

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có sự khác biệt rõ ràng. Trong mua lại, một công ty sẽ tiến hành mua lại công ty khác và sở hữu công ty đã mua. Mục đích chính là tăng trưởng thị trường, mở rộng quy mô.

Trong khi đó, sáp nhập xảy ra khi 2 hoặc nhiều công ty cùng quy mô, lĩnh vực và đồng ý hợp nhất thành một công ty mới. Khi sáp nhập, công ty lớn thường quản lý và nắm quyền công ty nhỏ.
Xu hướng sáp nhập doanh nghiệp thường có sự tham gia của 3 đơn vị trở lên. Các doanh nghiệp này mong muốn giảm mức độ cạnh tranh và tận dụng lợi thế của từng doanh nghiệp phục vụ lợi ích chung. Thủ tục pháp lý khi sáp nhập doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn so với mua lại công ty.
Trong một số trường hợp, mua bán công ty có thể coi là sáp nhập khi hai bên doanh nghiệp có sự hợp tác với nhau vì mục đích mang lại lợi ích chung.

Khác biệt hình thức thực hiện

Sáp nhập doanh nghiệp: Trong quy trình sáp nhập, tất cả tài sản của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được kết hợp và gộp vào tài sản doanh nghiệp sáp nhập. Công ty sáp nhập và công ty bị sáp nhập sẽ cùng sở hữu, quản lý tài sản chung sau khi hoàn tất sáp nhập.
Mua bán doanh nghiệp: Trong trường hợp mua bán, tài sản của doanh nghiệp bị mua lại không cần phải được gộp chung toàn bộ vào doanh nghiệp mua. Một phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại sẽ được chuyển nhượng và sáp nhập vào doanh nghiệp đi mua lại. Khi mua bán doanh nghiệp, tài sản công ty bị mua sẽ được đưa vào sở hữu và thuộc quyền quản lý của công ty mua lại mà không cần gộp tất cả tài sản.

Khác biệt hệ quả pháp lý

Hợp nhất: Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.
Mua bán: Sau khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.

Quyền quyết định và kiểm soát doanh nghiệp

Sau khi giao dịch hợp nhất hoàn thành các doanh nghiệp tham gia hợp nhất cùng có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị mới tùy thuộc theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên. Thông qua hợp đồng và điều lệ Công ty hợp nhất, thì các thành viên, các cổ đông của công ty bị hợp nhất sẽ tiến hành bầu ban lãnh đạo công ty hợp nhất, cùng nhau định ra đường lối hoạt động cho công ty mới này.
Còn đối với giao dịch sáp nhập hoặc mua lại thì sau khi giao dịch được hoàn thành công ty bị sáp nhập hoặc mua lại sẽ chấm dứt tồn tại. Cổ đông của các doanh nghiệp bị sáp nhập và mua lại sẽ không có quyền quyết định cũng như kiểm soát đối với doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại (trừ khi các bên có thỏa thuận khác). Doanh nghiệp sáp nhập và mua lại sẽ vẫn do ban lãnh đạo cũ điều hành và quản lý.
Tóm lại qua một số phân tích ở trên có thể thấy hợp nhất đòi hỏi mức độ hợp tác rất cao giữa các công ty tham gia hợp nhất. Việc chia sẻ sở hữu, quyền lực và lợi ích một các đồng đều và lâu dài luôn khó khăn và cá biệt. Điều này giải thích tại sao hình thức sáp nhập hay mua lại phổ biến hơn rất nhiều so với hợp nhất. Khi có nhu cầu liên kết, các công ty có cùng chung lợi ích có nhiều sự lựa chọn các hình thức khác như lập một liên doanh mới tồn tại độc lập, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoặc ký kết các thỏa thuận liên minh mà không ảnh hưởng đến nền tảng quản trị của công ty hiện tại.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp
Next Post Previous Post