Xây dựng văn hóa tuân thủ thuế TNDN: Nền tảng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào
cũng phải tiếp cận trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại
ở việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý, văn hóa tuân thủ thuế ngày nay còn được
xem là một tiêu chuẩn quản trị hiện đại, phản ánh mức độ minh bạch và chuyên
nghiệp của mỗi tổ chức.
Với vai trò là đơn vị tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực Kế toán – Thuế, AGS
Việt Nam mong muốn chia sẻ những góc nhìn thực tiễn xoay quanh việc xây dựng
và duy trì văn hóa tuân thủ thuế TNDN – một chủ đề quan trọng mà bất kỳ kế
toán viên hay nhà quản lý nào cũng cần thấu hiểu.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, việc tuân thủ quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa tuân thủ thuế TNDN mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro pháp lý, nâng cao uy tín và tạo môi trường làm việc tích cực.
I. Thực trạng về việc tuân thủ thuế TNDN ở Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát
triển nhanh chóng, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đóng một vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như đóng góp
vào ngân sách nhà nước. Dưới đây là một số điểm nổi bật về thực trạng thuế
TNDN hiện nay:
1. Mức Độ Tuân Thủ Thuế TNDN
Mặc dù đã có sự cải thiện trong việc tuân
thủ thuế TNDN trong những năm qua, vẫn còn một số doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp khó khăn trong việc nắm bắt và thực hiện
đầy đủ các quy định thuế. Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, tỷ lệ tuân thủ thuế
ở một số ngành vẫn còn thấp, dẫn đến tình trạng kê khai không chính xác hoặc
chậm nộp thuế.
2. Sai Sót Trong Kê Khai
Nhiều doanh nghiệp gặp phải sai sót trong
quá trình kê khai thuế, từ việc không ghi nhận đầy đủ doanh thu đến việc
tính toán chi phí không chính xác. Những sai sót này không chỉ gây ảnh hưởng
đến nghĩa vụ thuế mà còn có thể dẫn đến các biện pháp xử phạt từ cơ quan
thuế.
3. Chính Sách Thuế Thay Đổi
Chính sách thuế TNDN liên tục thay đổi để
phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù
các chính sách ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp mới và lĩnh vực ưu tiên đã
được triển khai, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa kịp thời nắm bắt và áp dụng.
4. Tác Động Của Công Nghệ
Công nghệ thông tin đã góp phần cải thiện
quy trình kê khai và nộp thuế. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm kế
toán để tự động hóa quy trình này, giúp giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời
gian. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa tận dụng hết lợi ích
của công nghệ, dẫn đến việc quản lý thuế còn thiếu hiệu quả.
5. Ý Thức Về Tuân Thủ Thuế
Có sự khác biệt trong ý thức về tuân thủ
thuế giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn thường có hệ
thống quản lý tài chính chuyên nghiệp hơn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ thường gặp khó khăn hơn trong việc đảm bảo tuân thủ quy định.
6. Kiểm Soát Và Thanh Tra
Cơ quan thuế đang tăng cường kiểm tra và
thanh tra các doanh nghiệp để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Mặc dù
điều này giúp nâng cao ý thức tuân thủ thuế, nhưng cũng tạo ra áp lực cho
các doanh nghiệp trong việc đảm bảo tính chính xác của kê khai thuế.
II. Cách Xây Dựng Văn Hóa Tuân Thủ Thuế TNDN
Trong môi trường kinh doanh ngày càng phức
tạp, việc tuân thủ các quy định về thuế không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn
là một phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Một văn hóa tuân thủ thuế
mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý, tối ưu hóa
lợi nhuận và nâng cao uy tín trên thị trường. Dưới đây là một số cách để xây
dựng văn hóa tuân thủ thuế trong doanh nghiệp.
Thứ nhất: Người nộp thuế có tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, liên
tục trên 02 năm trở lên tính đến ngày được xem xét cấp “Thẻ xanh”, đồng
thời, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định thủ tục đăng ký thuế, cập nhật,
bổ sung thông tin khi có thay đổi về đăng ký thuế; Thực hiện đúng và đầy đủ
các quy định thủ tục nộp tờ khai, báo cáo, quyết toán thuế, khấu trừ, hoàn
thuế; Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về chứng từ, sổ sách kế toán;
Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về thời hạn nộp thuế; Không vi phạm
pháp luật thuế (đã có kết luận).
Thứ hai: người nộp thuế không được vi phạm vào các lỗi như: Nợ thuế, phí, lệ phí và
các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của
pháp luật; Không thực hiện đầy đủ các quy định về hệ thống báo cáo, sổ sách
kế toán phục vụ cho mục đích tính thuế; Đã từng bị cơ quan thuế phạt trong
khoảng thời gian 02 năm trước kể từ ngày được xem xét cấp “Thẻ xanh”; Không
xác định đúng số thuế phải nộp hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ khấu trừ
thuế; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn hoặc hưởng ưu đãi thuế sai; trốn thuế, gian lận thuế; Bị xếp vào
diện "nghi vấn" về vi phạm pháp luật thuế tại thời điểm đánh giá và bị thanh
tra, điều tra và chưa có kết luận chính thức.
Thứ ba:
nếu người nộp thuế là một DN thì DN đó không rơi vào một trong những trường
hợp sau:
- DN thường xuyên bị lỗ và không có bằng chứng gì cho thấy DN đã thực hiện các biện pháp tài chính để khắc phục tình trạng tài chính yếu kém của mình;
- DN có mức lợi nhuận thấp hơn các DN khác trong cùng ngành nghề kinh doanh;
- DN có mức biến động lớn về doanh thu và chi phí hàng năm mà số thuế nộp không tương xứng với sự biến động này;
- DN có mức độ doanh thu tăng nhanh và tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh nhưng không tăng trưởng về lợi nhuận (hoặc chỉ kê khai lợi nhuận ở mức quá khiêm tốn);
- DN bị tố cáo là trốn thuế.
Thứ tư:
Người nộp thuế luôn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kê
khai, nộp thuế; Thực hiện các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng thương
mại hoặc các tổ chức tín dụng khác theo quy định.
Có thể nói, hệ thống đánh giá xem xét cấp "Thẻ xanh" cho người nộp thuế cần
được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa đánh giá của cơ quan thuế các cấp
theo chu kỳ thời gian phù hợp, có thể trong 02 năm/ lần. Việc xem xét cơ bản
sẽ dựa vào hồ sơ quản lý và có thể kiểm tra thực tế nếu cần thiết. Trường
hợp người nộp thuế không nhất trí với cách xác định của cơ quan thuế, sẽ
được phép giải trình để phân loại lại. Điều này tạo điều kiện cho người nộp
thuế, các DN thi đua và phấn đấu để đạt mức độ tín nhiệm cao đối với cơ quan
thuế.
Trên cơ sở đáp ứng đủ các tiêu chí trên, người nộp thuế sẽ được ngành Thuế
cấp "Thẻ xanh" và họ sẽ được hưởng những ưu đãi về chế độ quản lý thuế, giảm
nhẹ nhiều thủ tục quản lý hành chính như: Không bị kiểm tra, thanh tra trong
năm thời hạn hiệu lực của "Thẻ xanh", hoặc được xếp vào danh sách ưu tiên
khi xét hoàn thuế GTGT theo quy trình đơn giản hoá, hoàn thuế trước - kiểm
tra sau; được tuyên dương về thành tích chấp hành tốt pháp luật thuế ở các
cấp như: cấp Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế... Đây chính
là những nhân tố tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà
nước nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.
Có thể nói, với những lợi thế mà “Thẻ xanh” sẽ đem lại, người nộp thuế nói
chung và các DN nói riêng sẽ phấn đấu để đạt được mức tín nhiệm cao đối với
cơ quan thuế. Việc phân loại này sẽ tác động đến cả cơ quan thuế và người
nộp thuế, trước hết là đối với các DN. Vì vậy, ngành Thuế có thể đưa ra một
dự thảo lấy ý kiến về Quy chế phân loại (hoặc cấp "Thẻ ưu tiên" cho người
nộp thuế nói chung và cho các DN nói riêng); dự thảo quy chế này có thể đăng
tải trên website ngành Thuế nhằm lấy ý kiến rộng rãi từ người nộp thuế và sẽ
hoàn chỉnh để thành một quy chế chung áp dụng trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, việc đánh giá, sắp xếp và phân loại này đòi hỏi cần một bộ phận
chuyên trách, là bộ phận quản lý tuân thủ về thuế và có sự kết hợp của các
bộ phận chức năng khác có liên quan, bao gồm bộ phận: tuyên truyền - hỗ trợ,
kê khai - kế toán thuế, kiểm tra – thanh tra, thu nợ - cưỡng chế nợ thuế… để
có thể đánh giá và phân loại một cách khách quan nhất nhằm thực hiện theo
một quy chế thống nhất. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ có
những nghiên cứu, đánh giá và xem xét cụ thể để có thể ban hành việc cấp
“Thẻ xanh ” cho người nộp thuế tuân thủ tốt nghĩa vụ về thuế và pháp luật
Nhà nước nhằm thúc đẩy quản lý thuế được tối ưu hóa, nâng tầm quản lý theo
hướng nhân văn, bền vững và hướng đến quản lý tuân thủ về thuế của người nộp
thuế theo mức độ tín nhiệm mà cơ quan thuế đã và sẽ triển khai.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuenhanuoc.vn/tapchi/chuyen-muc/dien-dan/2df745b6-da8f-47c6-b2eb-b1cb984c7d27