🧾 Các khoản phụ cấp chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân – Doanh nghiệp cần lưu ý!

Căn cứ pháp lý chính về thuế TNCN.
Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC – Bộ Tài chính.
Thông tư bổ sung và liên quan Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Các công văn không thay thế luật, nhưng hướng dẫn cách hiểu và áp dụng luật trong từng tình huống cụ thể.
Dưới đây là tổng hợp đầy đủ liên quan đến các khoản phụ cấp chịu thuế và không chịu thuế TNCN mà doanh nghiệp và kế toán cần nắm rõ:


1. Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế TNCN năm 2025

(1) Người có công.
(2) Đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
(3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
(4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
(5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
(6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(7) Đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
(8) Lãnh đạo cấp cao.
(9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.
Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
(10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
(11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

2. Các khoản phụ cấp chịu thuế TNCN

Theo quy định hiện hành, những khoản phụ cấp, trợ cấp không thuộc diện miễn thuế đều phải tính vào thu nhập chịu thuế. Một số khoản phổ biến gồm:

(1) Phụ cấp điện thoại, xăng xe, công tác phí vượt mức quy định (không có chính sách rõ ràng hoặc vượt quy định công ty/nhà nước).
(2) Phụ cấp nhà ở (trừ nhà ở do công ty bố trí và dưới 15% tổng thu nhập chịu thuế).
(3) Phụ cấp ăn giữa ca bằng tiền mặt (nếu vượt mức 730.000 đồng/tháng).
(4) Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, độc hại, thu hút nếu không thuộc đối tượng được miễn.
(5) Tiền thưởng, tiền hỗ trợ sinh nhật, hiếu hỉ, lễ Tết…



Trong quá trình chi trả thu nhập cho người lao động, ngoài lương cơ bản, doanh nghiệp thường chi thêm nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp. Tuy nhiên, không phải khoản nào cũng được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Việc phân loại chính xác các khoản chịu thuế hay không chịu thuế là rất quan trọng để tránh rủi ro thuế.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn tham khảo 
Next Post Previous Post