Đồng bảo hiểm là gì? Phân biệt giữa "Đồng bảo hiểm" và "Tái bảo hiểm"

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này, AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Đồng bảo hiểm, Phân biệt Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm - một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực bảo hiểm hiện nay. Hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này không chỉ giúp khách hàng có cái nhìn đúng đắn hơn khi lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Điều này giúp hạn chế những hiểu lầm không đáng có giữa các bên liên quan, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đồng bảo hiểm là gì?

Theo Khoản 29, Điều 4, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “Đồng bảo hiểm là trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cùng thống nhất giao kết với bên mua bảo hiểm trên một hợp đồng bảo hiểm, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận phí bảo hiểm và bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.

Có thể hiểu, đồng bảo hiểm là mô hình bảo hiểm trong đó nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng phối hợp tham gia bảo vệ cho một đối tượng được bảo hiểm. Mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhận một phần quyền lợi và nghĩa vụ nhất định, được phân chia theo tỷ lệ đã thống nhất từ trước trong hợp đồng. Hình thức này giúp phân tán rủi ro, tăng cường khả năng bảo vệ tài chính cho bên mua bảo hiểm.

What is Co-Insurance? Distinguishing Co-Insurance and Reinsurance

2. Vai trò của Đồng bảo hiểm

Đồng bảo hiểm không chỉ có vai trò phân tán rủi ro theo chiều ngang thông qua việc nhiều công ty bảo hiểm cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng duy nhất, mà còn góp phần đảm bảo khách hàng được chi trả quyền lợi bảo hiểm đầy đủ và kịp thời. Nhờ đó, người tham gia bảo hiểm có thể yên tâm hơn và củng cố niềm tin vào hệ thống bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực.

3. Phân biệt Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm

Đồng bảo hiểm là sự phối hợp giữa nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng duy nhất. Mỗi bên sẽ chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi theo tỷ lệ đã thỏa thuận trong hợp đồng, từ đó cùng nhau gánh vác rủi ro nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Tái bảo hiểm là quá trình một doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác – gọi là doanh nghiệp tái bảo hiểm. Đổi lại, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm sẽ thu một khoản phí để cam kết chi trả nếu tổn thất phát sinh. Nói cách khác, đây là hình thức “bảo hiểm cho công ty bảo hiểm”, nhằm giúp các doanh nghiệp gốc duy trì khả năng chi trả và ổn định tài chính trước các rủi ro lớn.

Kết luận

Việc hiểu rõ khái niệm và sự khác biệt giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm giúp doanh nghiệp và cá nhân đưa ra quyết định chính xác hơn khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm – đặc biệt trong bối cảnh rủi ro kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp. AGS hy vọng rằng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích, giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn giải pháp bảo hiểm phù hợp.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/dong-bao-hiem-la-gi-viec-giao-ket-va-thuc-hien-hop-dong-bao-hiem-phai-tuan-thu-theo-may-nguyen-tac-743943-103355.html
Next Post Previous Post