CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

2020/06/17

LuậtDoanhnghiệp

CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Cổ đông là người góp vốn vào công ty cổ phần, đây là một hình thức đầu tư nhưng theo lẽ thông thường họ có quyền biết được số tiền mình đầu từ vào được sử dụng như thế nào. Tuy không trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp nhưng nhóm người này có quyền quyết định quyết định thông qua hoặc không thông qua những quyết định do Hội đồng quản trị đề xuất. Nhóm người này thường được gọi với cái tên - Đại hội đồng cổ đông, và những quyết định có được thông qua hay không được biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. 

Theo quy định thì hàng năm công ty cổ phần sẽ cố định một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, đây được gọi là cuộc họp thường niên. Ngoài ra, đối với những vấn đề bất thường và nghiêm trọng cần có sự thông qua thì công ty sẽ sắp xếp họp bất thường Đại hội đồng cổ đông. 

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là một sự kiện quan trọng của công ty cổ phần. Nó có thể là căn cứ để công ty tiến hành hoạt động kinh doanh và cũng có thể là căn cứ để giải quyết xung đột nếu có tranh chấp xảy ra. 

Trình tự của một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được diễn ra như sau:

Bước 1: Lập danh sách cổ đông dự họp

Người lập danh sách sẽ dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty để lập một danh sách và gửi thư mời hợp đến những người có tên trong danh sách vừa lập. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.

Bước 2: Chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp

Người triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ chuẩn bị nội dung cuộc họp. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.

Nội dung của cuộc họp sẽ được thông báo trước cho những cổ đông khác trong thư mời dự họp. Trong trường hợp muốn bổ sung nội dung cuộc họp thì việc bổ sung sẽ được đưa ra để các cổ đông biểu quyết quyết định là chấp nhận bổ sung hoặc từ chối việc bổ sung này.

Bước 3: Mời họp Đại hội đồng cổ đông

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.

Bước 4: Đăng ký cổ đông dự họp

Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức sau:

  • Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

  • Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

  • Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

  • Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

  • Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Bước 5: Khai mạc và tiến hành bầu chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu

Bước 6: Tiến hành cuộc họp

Dù là cuộc họp thường niên hay cuộc họp bất thường Đại hội đồng cổ đông thì đều phải tiến hành các bước đã nêu trên trong thời hạn theo luật định hoặc một thời hạn khác được nêu trong Điều lệ công ty. Trường hợp có bất kỳ bước này bị bỏ qua hoặc tiến hành không đúng theo quy định pháp luật/khác với quy định tại Điều lệ công ty thì đây cũng có thể là một trong những căn cứ để yêu cầu hủy bỏ quyết định đã được biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Chính vì vậy mà do đó các vấn đề liên quan đến việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cần được quan tâm và chú ý.

 #Luatdoanhnghiep #TrucHa #AGSHCM


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ