NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ ĐỂ ĐƯỢC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ (PHẦN 2)

2019/06/25

LuậtKhác

 


📌 Đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ sáng chế
Theo quy định Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), những đối tượng sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
  - Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
  - Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính. 
  - Cách thức thể hiện thông tin.
  - Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
  - Giống thực vật, giống động vật.
  - Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.
  - Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
📌 Ai có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế
Quyền đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định cụ thể tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), như sau:
   - Tổ chức, cá nhân gồm:
      + Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
      + Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen.
  - Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  - Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
  - Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký, quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
📌 Hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bắt đầu từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Như vậy, hiệu lực về thời gian của văn bằng bảo hộ sáng chế là 20 năm kể từ ngày cấp.
Ngoài ra, để duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Mức lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực sẽ do Chính phủ quy định.

AGS Ngọc Hà

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ