Để một doanh nghiệp ngừng hoạt đồng thì có hai phương thức sau: một là thực hiện theo thủ tục hành chính và hai là theo thủ tục tư pháp.Trong bài viết này sẽ bàn về đóng của một doanh nghiệp tại Việt Nam theo thủ tục hành chính.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật Doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ sở hữu
Có hai trường hợp giải thể một doanh nghiệp mà có thể dẫn đến hai thủ tục khác nhau: (i) Thủ thủ giải thể doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp đăng ký theo quyết định của chủ sở hữu và; (ii) Thủ thủ giải thể doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp buộc phải giải thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong bài viết này chỉ tập trung vào trường hợp giải thể đầu tiên - giải thể doanh nghiệp theo quyết định của chủ sở hữu.
Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì có ba trường hợp mà doanh nghiệp phải đăng ký giải thể tại cơ quan có thẩm quyền:
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Trình tự giải thể doanh nghiệp
Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP để tiên đăng ký giải thể, các doanh nghiệp phải thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Doanh nghiệp thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Thời hạn: 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể
Thẩm quyền: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Kết quả: Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải các giấy tờ về việc giải thể và thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có).
Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh lý nợ
Doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý tài sản để trả nợ, thanh toán các khoản phải thu và trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Doanh nghiệp thông báo đến bên có liên quan
Các bên có liên quan phải được thông báo, bao gồm:
Cơ quan thuế: chấm dứt và hoàn thành nghĩa vụ thuế
Ngân hàng và các đối tác: thanh lý nợ, đảm bảo quyền lợi của các bên
Người lao động: giải quyết các quyền lợi cho người lao động
Các bên khác (nếu có).
Bước 5: Giai đoạn thanh lý
Doanh nghiệp hoành thành nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ pháp lý khác đối với các bên có liên quan.
Đăng ký chấm dứt hoạt động tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 6: Công bố giải thể
Thời hạn: Sau 180 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải thể.
Thẩm quyền: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Kết quả: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
#trucha #agshcm #luatdoanhnghiep