Phân biệt văn phòng đại diện Công ty Việt Nam và Công ty nước ngoài

2021/07/24

LuậtDoanhnghiệp LuậtThươngmại

 


Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp và được thành lập theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên Văn phòng đại diện của Công ty Việt Nam và Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài được pháp luật quy định giống và khác nhau ở một số đặc điểm khi cùng đặt trên lãnh thổ Việt Nam.


1. Những điểm giống nhau

Về khái niệm, Văn phòng đại diện của Công ty Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 44.2 Luật doanh nghiệp 2020).

Trong khi đó, Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép (Điều 3.6 Luật doanh nghiệp 2020).

Như vậy, Văn phòng đại diện công ty Việt Nam và công ty nước ngoài tại Việt Nam đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động theo sự ủy quyền dưới danh nghĩa của doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức hoặc công ty mẹ và không được phép thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Ngoài ra, Văn phòng đại diện của Công ty Việt Nam và Công ty nước ngoài còn có một số điểm giống nhau như sau:

  • Không có tư cách pháp nhân;
  • Phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh;
  • Nguyên tắc đặt tên của Văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Có thể có hoặc không có con dấu, tùy theo quyết định về con dấu của văn phòng đại diện;
  • Phải nộp lệ phí môn bài và thuế TNCN.


2. Những điểm khác nhau

2.1 Luật áp dụng


Văn phòng đại diện công ty Việt Nam

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Luật doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Luật thương mại 2005;

Nghị định 07/2016/NĐ-CP.


2.2. Nhiệm vụ và chức năng của Văn phòng đại diện


Văn phòng đại diện công ty Việt Nam

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

- Đại diện và bảo vệ các lợi ích của doanh nghiệp;

- Giữ vai trò trung gian để thực hiện các việc không phát sinh doanh thu.

- Giữ vai trò liên lạc, tìm hiểu thị trường;


- Thực hiện xúc tiến, thúc đẩy việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp 

- CCPL: Điều 44.2 Luật doanh nghiệp 2020

- CCPL: Điều 3.6 và Điều 18 Luật thương mại 2005


2.3 Văn bản chứng nhận tư cách chủ thể


Văn phòng đại diện công ty Việt Nam

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện

Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện


2.4 Điều kiện và hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện 

- Về điều kiện:

Trong khi Văn phòng đại diện công ty Việt Nam không cần đảm bảo các điều kiện khi thành lập thì Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam lại phải đáp ứng khá nhiều điều kiện theo quy định Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

- Về hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện:

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chuẩn bị các tài liệu theo quy định tại Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP để được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động 

Trong khi đó, Doanh nghiệp nước ngoài muốn được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thì phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đến đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2016/NĐ-CP. Lưu ý: Các tài liệu nước ngoài cần dịch tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.5 Cơ quan xử lý hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện


Văn phòng đại diện công ty Việt Nam

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính.

- Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở chính (nếu trụ sở nằm ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp);

- Ban quản lý khu khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở chính (nếu trụ sở nằm trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp).

CCPL: Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

CCPL: Điều 5 Nghị định 07/2016/NĐ-CP


2.6 Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện


Văn phòng đại diện công ty Việt Nam

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài

Không có quy định về thời hạn hoạt động.

Hoạt động theo thời hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện là 5 năm.

Tuy nhiên không được vượt quá thời hạn còn lại của giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của công ty nước ngoài nếu giấy tờ đó có thời hạn. 

CCPL: Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP

CCPL: Điều 9 Nghị định 07/2016/NĐ-CP


#Thảo Nguyễn
#INC
#HCM

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ