Khi thời thế thay đổi nhanh chóng, những người làm kinh doanh muốn thành
công trong tương lai cần có những kỹ năng gì?
Để trả lời cho điều đó, Ông Mineki Kokubun, giám đốc sản xuất chuyển
đổi tại Dentsu, một công ty quảng cáo lớn, đồng thời là giảng viên tại một
số trường đại học, đã chỉ ra “tính chuyên môn”. Trước tiên, “tính chuyên
môn” có nghĩa là gì? Ông Kokubun bắt đầu nói từ định nghĩa của “tính chuyên
môn".
1. "Có tính chuyên môn" khác với "Có kiến thức chuyên môn"
Có vô vàn ý kiến về năng lực mà người làm kinh doanh cần phải có trong tương
lai, nhưng tôi nghĩ “tính chuyên môn” là một từ khóa quan trọng.
Tính chuyên môn mà tôi nói đến không phải chỉ đơn giản là việc có kiến thức
chuyên môn. Tôi nghĩ khi tôi nói “Người có tính chuyên môn” hẳn nhiều người
sẽ nghĩ rằng đó chính là “người có kiến thức chuyên môn”.
Trong quá khứ, có lẽ chỉ điều đó thôi cũng đủ để bạn trở thành một nhân tài
được trọng dụng. Nếu bạn có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó mà
nhiều người khác không có thì bạn sẽ được những người xung quanh công nhận
và tin cậy.
Tuy nhiên, bây giờ thời thế đã thay đổi rất nhiều rồi. Nếu không phải là
kiến thức nào đó rất hiếm người biết thì hầu như những thứ gọi là kiến thức
chuyên môn đều dễ dàng có được từ Internet. Nói cách khác,
trong thời đại ngày nay, việc thu vào kiến thức chuyên môn không còn có ý
nghĩa nhiều như vậy nữa. Cho dẫu bạn biết về thứ gì đó nhưng nếu không thể tạo ra bất cứ giá trị
nào từ nó thì kiến thức đó cuối cùng cũng chỉ như một kho báu bị mục nát
thôi.
Thứ quan trọng không phải là đầu vào (input) mà là đầu ra (output).
Sau khi có được vào những kiến thức chuyên ngành mà ai cũng có thể tiếp
thu được thì có thể tự nghiền ngẫm và đưa ra những tri thức mới.
Đó mới là ý nghĩa của việc “có tính chuyên môn” mà tôi nói.
2. Không ai thành công mà không có tính chuyên môn
Hãy thử nghĩ về những người đang thành công trong bất kỳ ngành nào, cho dù
đó là kinh doanh, thể thao hay giải trí. Liệu có người nào vẫn đang “thành
công dù không có tính chuyên môn” hay không? E rằng hầu như là không có.
Những người hoạt động tích cực và kiếm được nhiều tiền trên thế giới dường
như đều có tính chuyên môn.
Thế thì, ngược lại, người hoàn toàn không có tính chuyên môn sẽ như thế nào
nhỉ? Giống như việc làm thêm thời sinh viên vậy, người đó sẽ chỉ làm việc mà
ai cũng có thể làm được và dù người đó có rời đi thì cũng xuất hiện rất
nhiều người khác thay thế.
Nếu như vậy, việc họ bị “ép giá” là điều hiển nhiên. Vì họ buộc phải làm
những việc mà ai cũng có thể làm thay vì công việc mà chỉ họ có thể làm, nên
khó mà kiếm được thu nhập cao.
Tuy nhiên, nếu bạn là người đã ra ngoài đi làm thì chắc hẳn hiện tại cũng đã
có trình độ và tính chuyên môn nhất định rồi. Nếu là tôi, tôi sẽ nắm kiến
thức về lĩnh vực mà đang có nhiều người làm, chẳng hạn như quảng cáo, mà
những người ở các ngành khác không có.
Tuy nhiên, ta cũng không nên thỏa mãn với điều đó.
Tính chuyên môn mà ta có trong ngành nghề hiện tại thì cũng là cái mà
những đồng nghiệp khác có. Vì vậy,
việc lên kế hoạch để khác biệt hóa bản thân cũng là điều rất quan
trọng. Càng nhiều người có cùng chuyên môn và có thể thay thế bạn thì bạn càng
khó kiếm tiền và càng khó tồn tại với tư cách là một người làm kinh doanh.
3. Điều chúng ta cần để tạo nên sự khác biệt về chuyên môn là "sự chuyên nghiệp"
Vậy, bạn có thể làm gì để trau dồi kiến thức chuyên môn và tạo sự khác
biệt của mình với những người xung quanh? Tôi nghĩ câu trả lời gói gọn trong
việc “Có ý thức chuyên nghiệp”.
Có lẽ sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn hình dung đến những người làm việc tự do. Những
người làm việc tự do mà không thuộc công ty nào, chẳng hạn như nhiếp ảnh gia
hay là luật sư thì họ cũng đều có những chuyên môn riêng.
Tuy nhiên, những nhiếp ảnh gia chỉ chụp được những bức ảnh mà nhiếp ảnh gia
nào cũng chụp được hay luật sư không có chuyên môn nổi bật chẳng hạn như
“giỏi các vụ án hình sự” thì cũng không thể tạo nên sự khác biệt với những
người xung quanh, từ đó khó nhận được sự nhờ cậy từ khách hàng.
Chính vì vậy,
những người làm việc tự do thường nghĩ xem “làm thế nào để nhận được
nhiều lời mời làm việc hơn những đồng nghiệp khác”
và lập kế hoạch để trau dồi tính chuyên môn, khác biệt hóa bản thân.
Vậy thì, những doanh nhân đang làm việc tại công ty thì sao? Liệu mọi người
có thể tự tin trả lời rằng mình “có ý thức chuyên nghiệp” đối với công việc
của bản thân hay không?
Đó không phải là việc từ 9 giờ đến 17 giờ, chỉ cần tiến hành những nhiệm vụ
được giao là được. Những người làm việc tự do luôn có ý thức chuyên nghiệp
nhất định rằng nếu đã là nhân viên công ty thì dĩ nhiên phải tuân thủ nguyên
tắc trong công việc, và
“nhận tiền thù lao từ những giá trị mà bản thân tạo ra”, hoặc ngược
lại “nếu không tạo ra giá trị gì thì sẽ không được nhận lương”.
Nếu cũng biết điều đó, bạn chắc hẳn sẽ không còn cái tư tưởng “chỉ làm việc
được giao là tốt rồi”. Thay vào đó, bạn sẽ cố gắng nghĩ xem
“với tư cách là một người chuyên nghiệp thì nên tạo ra giá trị như thế
nào”, “để làm được điều đó thì phải làm gì” và rồi tính chuyên môn của
bản thân bạn cũng tự nhiên được cải thiện.