Tại sao người Nhật nói "Itadakimasu" trước bữa ăn

2016/06/16

NhậtBản-Vănhóa

Chỉ cần quan tâm một chút về Nhật Bản là có thể biết được câu nói nổi tiếng người Nhật hay nói trước bữa ăn "Itadakimasu". Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!



1. Vì sao lại nói "Itadakimasu"?

Itadakimasu trong tiếng Nhật có nghĩa là "Tôi xin được nhận". Văn hóa Itadakimasu được cho là xuất phát từ đạo lý nhà Phật, theo đó mỗi sự vật đều mang trong mình sinh mạng và đều được coi trọng. Mỗi một thứ chúng ta ăn, dù đó là thịt, cá, rau, củ, đều dần dần tạo thành da thịt và nuôi dưỡng chúng ta. Vì đã nhận được rất nhiều "sự sống" (inochi) từ vạn vật nên chúng ta cần cảm thấy biết ơn những sinh mệnh ấy, ta phải nói “Itadakimasu”.
Itadakimasu gói trong đó sự trân trọng với không chỉ tự nhiên, mà với cả công sức của những người đã tạo ra những món ăn,"Tôi rất cảm kích và xin được nhận bữa ăn này", có lẽ đó mới là câu diễn tả đủ ý nghĩa của Itadakimasu. Chú ý rằng ngoài người nấu ăn thì những người nông dân ngày ngày ra đồng, trồng trọt hay những ngư dân đánh cá cũng nhận được sự biết ơn đó.

2. Lịch sử của “Itadakimasu”

Cách nói “Itadakimasu” được cho là bắt nguồn từ một số vùng nước Nhật từ sau thời Meiji (1913), đó là cách nói mà các quý tộc Nhật sử dụng trước khi dùng bữa.
Với sự phát triển của truyền hình, sau thế chiến thứ 2 những bộ phim truyền hình gia đình của Nhật Bản bắt đầu phổ biến và cụm từ này cũng dần phổ biến hơn.
Vào thời Showa thứ 7, các trường tiểu học tại Shimane đã phục vụ bữa trưa cho các học sinh thì bài đồng dao.
箸とらば、天地御代の御恵み、親や師匠の恩を味へいただきます(Hãy cầm đũa lên, thưởng thức hương vị món quà của trời đất và công ơn cha mẹ, thầy cô). Cũng được các em nhỏ hát trước bữa ăn.
Ngoài ra, một  số cuốn sách của Nhật Bản cũng được xuất bản nhằm đưa “lời chào trước bữa ăn” này nhân rộng, đại diện đó là:
– Năm 1934:「御飯はいただきますで始め、ごちそうさまで終わりましょう」(Nói “Itadakimasu trước rồi kết thúc bằng “Gochisousama”)
「日本人はいつから「いただきます」するようになったのか」(Người Nhật nói Itadakimasu từ bao giờ?) 
Ngày nay, “Itadakimasu” trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật.

3. Cách dùng “Itadakimasu”

Thông thường, “Itadakimasu” sẽ đặt ở cuối mỗi câu nói về bản thân mình một cách khiêm tốn. Trong trường hợp này “Itadakimasu” sẽ có nghĩa là “Tôi xin phép…”
Ví dụ:
Jikoshoukai sasete itadakimasu. Tôi xin phép giới thiệu về bản thân
Ngoài ra, Itadaku còn là thể khiêm nhường ngữ của 3 động từ :
(Taberu – ăn)
(Nomu-uống)
(Morau -nhận)
Hiện nay, trên tất cả các trường tiểu học của Nhật Bản đều phục vụ bữa trưa tại trường cho các em. Thế nhưng, ngoài cung cấp dinh dưỡng thì các bữa ăn này còn hướng đến giáo dục nhân cách cho các mầm non tương lai.
Dạy cho các em biết cảm tạ thiên nhiên, trời đất và đấng sinh thành bằng câu nói “Itadakimasu” đồng thanh trước bữa ăn là một trong những bài học quan trọng của bữa trưa.

Nguồn:https://japan.net.vn/itadakimasu-la-gi-lhm-3322.htm

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ