Các phương pháp cải thiện tiếng Trung

2024/04/25

NgànhNgoạingữ TiếngTrung

Tiếng Trung ngày nay đã trở thành một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao thương trên thế giới chỉ sau tiếng Anh. Vì thế, học tiếng Trung để mở rộng những kiến thức chuyên ngành, nắm bắt những cơ hội thăng tiến trong công việc là điều được nhiều người hướng đến. Cùng tìm hiểu một số phương pháp cải thiện tiếng Trung nhé.

1. Kỹ năng nói

Giao tiếp tự tin và lưu loát bằng tiếng Trung là mục tiêu mà người học luôn muốn hướng tới. Tuy nhiên, để giao tiếp tự tin bằng tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ, chúng ta cần phải tích cực rèn luyện.

1.1. Học cách suy nghĩ bằng tiếng Trung

  • Chắc hẳn phương pháp này nhiều bạn đã nghe qua, nhưng để áp dụng được nó thì không phải dễ dàng và bản thân cần phải trả qua quá trình tập luyện. Các bạn có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như:
    • Mô tả những vật xung quanh mình bằng tiếng Trung. Ví dụ bạn ngồi học, bạn có thể mô tả trên bàn học có những dụng cụ gì; những dụng cụ đó có màu gì; và tác dụng của dụng cụ đó là gì?
    • Mô tả hành động, sự việc của bản thân. Việc này cũng được thực hiện giống ở trên, khác ở chỗ là bạn đang làm hành động gì thì chỉ cần nói ra sự việc ấy.
    • Không cố gắng dịch toàn bộ từ vựng ra Tiếng Việt: Cho dù bạn học bất kì ngoại ngữ nào thì bạn cũng cần học theo ngữ pháp và văn hóa của ngôn ngữ ấy, vậy nên đừng cố gắng phiên dịch câu chữ sao cho sát nghĩa Tiếng Việt hoàn toàn từng từ một mà bỏ qua ngữ pháp và cách nói của người bản xứ.

1.2. Ghi âm hoặc quay video thu lại giọng nói của bản thân

Để có thể biết trình độ của bản thân đến đâu, biết mình nói sai hay đúng, phát âm và thanh điệu ổn hay chưa thì việc duy nhất là phải ghi âm lại giọng nói của bản thân. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 3 phút nói về những gì bạn đã trải qua, kế hoạch cần làm hay đơn giản là những lời cổ vũ chính mình, chỉ vậy thôi nhưng kết quả mang lại sẽ khiến nhiều bạn bất ngờ

1.3. Luyện nghe hằng ngày (kết hợp phương pháp shadowing)

Ở đây chúng ta áp dụng phương pháp nghe chủ động và nghe bị động, cố gắng duy trì việc luyện nghe trong nhiều ngày nhất có thể. Đối với cách nghe bị động tức là nghe trong vô thức và không có mục đích rõ ràng, bạn chỉ cần mở bất kỳ podcast, radio nào và để nó nói ra rả trong lúc bạn đang làm việc nhà hay chuẩn bị đi ngủ.

1.4. Luyện tập nói một mình

Đây là một phương pháp khá đơn giản và dễ làm. Bạn có thể đứng trước gương để luyện nói, và xem khẩu hình miệng phát âm có đúng hay chưa.

2. Kỹ năng đọc

Khi bạn muốn tìm đọc một tờ báo bằng tiếng Trung, bạn sẽ cần đến kỹ năng đọc. Và khi thi những bằng cấp liên quan đến tiếng Trung, đọc là một kỹ năng không thể thiếu. Vậy làm thế nào để mình cải thiện được kỹ năng này?

2.1.Tìm đọc các bản nguyên tác Tiếng Trung

Nên tìm đọc các bài viết bằng ngôn ngữ gốc là Tiếng Trung, việc đọc hiểu và học từ vựng từ các bài viết nguyên tác, bạn sẽ dễ dàng gặp nhiều từ vựng quen thuộc và tìm được sự kết các loại từ tương tự của các từ đó. Có nhiều đoạn viết được bao gồm bởi các cặp từ cực đoan, ngữ âm trong khi bản gốc vừa diễn giải được ý nghĩa của các từ, một phần khác lại giúp bạn học được cách phát âm

2.2. Trau dồi thật nhiều từ vựng

Từ vựng rõ ràng là cơ sở quan trọng và cần thiết cho việc đọc – hiểu tiếng Trung. Nếu bạn muốn đọc được dễ dàng, bạn phải nắm bắt một số từ nhất định. Khi bắt gặp từ mới khó hiểu mà chưa từng biết, bạn hãy ghi chú nó lại để tra từ điển hoặc hỏi ai đó có thể giúp bạn. Biết thật nhiều từ vựng giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc, trong khi đó, càng đọc nhiều bạn sẽ lại càng biết và ghi nhớ thêm nhiều từ mới

2.3. Kiểm soát tốc độ

Bạn cần xác định từng loại tài liệu nên đọc chậm – hiểu hay đọc nhanh. Ví dụ, đối với một số tin tức hoặc thông báo trên website, bạn có thể chỉ cần đọc nhanh và hiểu cơ bản được hết các ý. Nhưng nếu đó là nội dung trong sách giáo khoa hay những quyển sách kinh điển của Trung Quốc, bạn cần và nên đọc hiểu thật kỹ, thật sâu, cố gắng hiểu hết được những ý nghĩa trong cuốn sách đó. Hãy kiểm soát tốc độ đọc theo thời gian và tài liệu bạn đang sử dụng.

2.4. Kiên trì thực hành đều đặn

Thực hành luôn luôn cần thiết cho việc học tất cả các kỹ năng của bất cứ ngôn ngữ nào. Mỗi ngày, hãy dành ra lượng thời gian cố đinh (có thể là 5 phút) để đọc. Tiện lợi hơn, bạn có thể cài đặt các ứng dụng đọc khác nhau trên điện thoại hoặc máy tính, bởi mỗi khi rảnh rỗi, bạn đều có thể mở chúng ra và đọc bất cứ lúc nào. Nhưng quan trọng nhất, là hãy duy trì thói quen đọc này. Khi việc đọc đã trở thành thói quen, bạn sẽ đỡ tốn sức hơn rất nhiều cho kỹ năng này đó!

3. Kỹ năng viết

Là một trong hai ngoại ngữ có chữ viết là một hệ thống chữ tượng hình nên khá khó khăn trong việc học cũng như nhớ từ. Tiếng Trung bao gồm 214 bộ thủ tiếng Trung với khoảng 1500 từ Hán, thật sự sẽ rất khó nếu như bạn không thể nhớ cách viết. Phương pháp để cải thiện kỹ năng này là gì?

3.1. Nắm chắc được quy tắc viết cơ bản

Bạn phải tìm hiểu về cách viết chữ cơ bản, “các nét chữ cơ bản” và “các quy tắc viết” tiếng Trung.
  • Các nét chữ cơ bản
    • Nét ngang: Nét thẳng ngang được kéo từ trái rồi sang phải.
    • Nét chấm: Hình là một dấu chấm đi từ trên xuống dưới.
    • Nét hất: Là một nét cong, đi lên từ phía bên trái sang phải.
    • Nét phẩy: Là Nét cong, được kéo xuống từ phải qua trái.
    • Nét sổ dọc: Nét thẳng đứng, được kéo từ trên xuống dưới.
    • Nét mác: Là nét thẳng, được kéo xuống từ trái qua phải.
    • Nét cong: Là nét có một nét gập giữa nét.
    • Nét móc: Là nét móc lên ở cuối các nét khác.
  • Các quy tắc viết
    • Viết từ trên xuống dưới , từ trái qua phải: Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.
    • Nét ngang viết trước, nét dọc viết sau: chữ thập (十) có 2 nét, nét ngang 一 được viết đầu tiên, tiếp theo đó là nét sổ dọc 十.
    • Nét sổ dọc viết sau cùng , nét xuyên ngang viết sau cùng: Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ弗. Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.
    • Nét phẩy viết trước , nét mác viết sau: Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.
    • Viết các phần ở giữa trước rồi viết các chữ đối xứng về chiều dọc sau: trong chữ 兜 và chữ 承, các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết đầu tiên, sau đó các phần bên trái viết trước các phần bên phải.
    • Viết các phần bao quanh bên ngoài trước rồi viết nội dung bên trong sau: trong chữ 日 và chữ 口, các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau
    • Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh: chữ 日 và chữ 口, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét)
    • Viết nét bao quanh ở đáy cùng của chữ: trong các chữ: 道, 建, 凶, các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng.
    • Viết các nét chấm nhỏ sau cùng: 玉, 求, 朮. các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ

3.2. Sao chép văn bản hoặc viết nhật ký bằng tiếng Trung

  • Công việc này cũng giống như công việc tập viết của bạn ngày nhỏ. Bạn hãy sao chép thật kỹ, thật đúng từng câu chữ. Trong quá trình sao chép văn bản, bạn phải thật tập trung chú ý đến ngữ pháp câu từ họ viết để có thể thấu hiểu được cấu trúc ngữ pháp.
  • Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn việc viết nhật ký bằng ngôn ngữ mà bạn đang học. Việc viết nhật ký hàng ngày sẽ giúp bạn nhớ được các nét chữ và quy tắc viết trong tiếng Trung.

3.3. Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung

Đầu tiên bạn cần tìm nội dung đoạn văn bằng tiếng Việt, bạn có thể tìm ở những bài báo, tin tức hàng ngày mà bạn đọc, sau đó hãy dịch những phần đó sang tiếng Trung theo ý bạn hiểu. Tiếp theo, hãy sử dụng phần mềm dịch để đối chiếu xem bạn đúng bao nhiêu phần trăm. Những lỗi sai, bạn hãy ghi chép ra một quyển sổ rồi nghiên cứu lại. Cuối cùng là dịch lại bài viết một lần nữa sau khi đã xem viết.

3.4. Thay đổi cấu trúc

Các cụm từ trong tiếng trung vô cùng đa dạng, bởi vậy bạn hãy mạnh dạn thay đổi cụm từ hay cấu trúc câu khi bạn đã nắm rõ ngữ pháp. Hãy làm mọi cách để câu viết của bạn trở nên ngắn gọn hơn như thay thế cụm từ, mệnh đề hay danh từ bằng đại từ chẳng hạn. Tập diễn tả ngôn ngữ qua chữ viết về một hiện tượng hay một sự kiện nào đó mà bạn chỉ dùng những từ ngữ thông thường và đơn giản bằng những câu ngắn – Nên dùng tự điển để trợ giúp khi bạn thấy cần.

4. Kỹ năng nghe

Nghe là một kĩ năng quan trọng trong việc học tiếng Trung hay bất cứ học ngôn ngữ nào. Đây chính là logic chuẩn xác cho việc học ngoại ngữ. Nếu nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp của mình

4.1. Học phát âm chuẩn ngay từ đầu

Các kỹ năng trong tiếng Trung luôn bổ trợ cho nhau, kỹ năng này tốt sẽ kéo theo các kỹ năng khác. Để học tốt tiếng Trung ngay từ đầu, việc cần nhất đó chính là phát âm chuẩn.
Tại sao vậy nhỉ? Khi bạn phát âm từ chuẩn, qua việc nghe chính mình, bộ não bạn đã tiếp nhận đúng, từ đó được phát âm như thế. Và sau đó, khi được nghe âm thanh đó, bạn sẽ biết đó là từ nào. Và dĩ nhiên, khi bạn phát âm sai, khi được nghe âm thanh đúng, bạn sẽ không biết họ đang nói gì cả.

4.2. Chọn nguồn nghe chuẩn

Hiện nay có rất nhiều nguồn để bạn chọn lựa. Đài phát thanh, CDs, video, truyền hình và các đàm thoại cá nhân tất cả đều giúp xây dựng kỹ năng nghe. Tuy nhiên khi mới bắt đầu học, bạn nên chọn những bài nghe đơn giản để tránh tình trạng chán nản, bỏ cuộc giữa chừng. Hãy chọn những nguồn có giọng phát âm chuẩn, chậm, dễ hiểu. Khi đạt được đến một trình độ nhất định rồi, đừng ngần ngại và hãy thử sức với các tin tức thời sự.

4.3. Dành 30 phút mỗi ngày nghe chủ động

Nghe một bản tin và đừng cố tra từ điển hay tìm cách giải nghĩa các từ vội. Đầu tiên chúng ta hãy cố hiểu ý nghĩa của cả bài và dần dần đoán những nghĩa chưa nghe được. Điều này giúp ích cho việc nhớ từ lâu hơn và bạn có thể chủ động nắm bắt ý của bài hơn. Tiếp đó xem lại script và nghe lại để biết mình đã nghe chuẩn hay chưa. Bạn có thể tập nghe từ những bài hát mà mình yêu thích. Vừa nghe vừa học lời bài hát cũng là một tip nhỏ giúp kỹ năng nghe của mình được nâng cao.

4.4. Kết hợp giữa nghe và nói

Nghe và nói là hai kĩ năng có tính tương hỗ lẫn nhau, chỉ nghe mà không nói thì bạn không thể dùng ngôn ngữ đó để giao tiếp với mọi người được, chỉ nói mà không nghe thì bạn sẽ không biết đâu là phát âm chuẩn và giao tiếp bị hạn chế.
Nguồn:
  • https://tuhoctiengtrung.vn/mach-ban-9-buoc-luyen-nghe-tieng-trung-hieu-qua/
  • https://trungtamtiengtrung.edu.vn/blog/cach-ren-luyen-4-ky-nang-khi-hoc-tieng-trung-795/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ